\r\n Seminar CNTT trân trọng kính mời giảng viên, sinh viên và những người quan tâm tới tham dự buổi seminar về Cơ sở toán học của phân lớp” do ThS. Lê Đức Vĩnh, ThS. Nguyễn Thị Huyền, và ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy trình bày.

\r\n

\r\n Thời gian: 9h30 thứ Hai, ngày 01/06/2015

\r\n

\r\n Địa điểm: Phòng máy số 6, tầng 3 nhà Hành chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

\r\n

\r\n Tóm tắt: Bài toán phân lớp, ghép lớp được tất cả các ngành khoa học, từ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật đến khoa học xã hội đều quan tâm. Với mỗi tập gồm n phần tử, mỗi một chuyên ngành có yêu cầu đòi hỏi việc phân lớp ghép lớp khác nhau.Chẳng hạn, cùng một tập n người, các nhà nhân chủng học sẽ nghĩ tới việc phân chia nhóm người này theo sắc tộc hoặc huyết thống. Các nhà kinh tế, các nhà xã hội học lại muốn phân chia nhóm người trên theo mức thu nhập, trình độ và mức hưởng thụ văn hóa. Các nhà y học trên quan điểm bệnh lý học lại có yêu cầu phân nhóm người này thành một số nhóm con sao cho những người trong cùng một nhóm con có cùng một nguy cơ nhiễm bệnh.Nói tóm lại, cách phân lớp và ghép lớp hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà chuyên môn trong từng chuyên ngành.

\r\n

\r\n Các phương pháp phân lớp theo truyền thống mà các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau thường dùng, chỉ chú trọng tới một rất số ít các đặc tính được họ coi là quan trọng, rồi dựa trên kiến thức khoa học và kinh nghiệm chuyên môn của bản thân để đưa ra cách phân lớp các đối tượng mà họ đang nghiên cứu.Tuy nhiên, mỗi cá thể trong đám đông, nhất là các cá thể sinh học có rất nhiều đặc tính, các đặc tính này có nhiều mối liên quan mà khoa học hiện tại chưa khám phá hết. Vì vậy việc phân lớp chỉ dựa trên một số rất ít các đặc tính sẽ có những khiếm khuyết vì nó mang tính chủ quan, thiếu toàn diện, do đó nó mất đi tính khách quan và cách nhìn toàn diện mà bất cứ ngành khoa học nào cũng luôn đòi hỏi.Những vấn đề trình bày trong bài này đưa ra một phương pháp tiếp cận mới đối với bài toán phân lớp và ghép lớp.

\r\n

\r\n Chi tiết xem tại website: http://www.vnua.edu.vn/khoa/fita/bo-mon/bm-toan-tin-ung-dung/xe-mi-na/

\r\n