\r\n Thông báo kêu gọi đề xuất dự án nghiên cứu chung của Quỹ Newton - Vương quốc Anh, Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu lúa gạo
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Hạn nộp hồ sơ: 16:00 ngày 13/8/2015
\r\n
\r\n Tổng quan
\r\n
\r\n Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) và Hội đồng nghiên cứu Công nghệ sinh học và Khoa học sinh học Vương quốc Anh (BBSRC) mời nộp các đề xuất dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực lúa gạo.
\r\n
\r\n Đây là sáng kiến chung thuộc khuôn khổ Quỹ Newton với sự tham gia hợp tác của:
\r\n
\r\n · Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên Vương quốc Anh(NERC);
\r\n
\r\n · Cục Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia Thái Lan (NSDTA);
\r\n
\r\n · Cục Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Thái Lan (ARDA);
\r\n
\r\n · Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Thủy sản và Tài nguyên Philippines(PCAARRD);
\r\n
\r\n · Viện nghiên cứu lúa gạo Philippines, Bộ Nông nghiệp Philippines(Philrice);
\r\n
\r\n · Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc
\r\n
\r\n Mục tiêu của thông báokêu gọi này làthúc đẩykết hợp thế mạnh của các viện nghiên cứu Việt Nam, Thái Lan, Philippines,Trung Quốc và Vương quốc Anh trong các dự án hợp tác nghiên cứu nhằm củng cố việc sản xuất lúa gạo bền vững.
\r\n
\r\n Phạm vi
\r\n
\r\n Các nhà nghiên cứu đạt tiêu chuẩn hợp lệ của Vương quốc Anh, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc được mời nộp đề xuất các dự án nghiên cứu song phương hoặc đa phương. Tất cả các đề xuất cho Việt Nam phải có sự tham gia của một cơ quan nghiên cứu của Vương quốc Anh và một cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu của các nước còn lại được khuyến khích nhưng không bắt buộc.
\r\n
\r\n Các nhà tài trợ mong muốn hỗ trợ các ý tưởng trong nghiên cứu cơ bản, chiến lược hoặc ứng dụng nhằm củng cố sản xuất lúa gạo bền vững dài hạn. Các đề xuất nghiên cứu trong thời hạn tối đa 3 năm cần giải quyết được những mục tiêu sau đây tại Việt Nam:
\r\n
\r\n · Nâng cao năng khả năng kháng chịu các điều kiện bất thuận sinh học và phi sinh học;
\r\n
\r\n · Cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên (nitơ, phốt pho, nước);
\r\n
\r\n · Cải thiện chất lượng lúa gạo (tăng cường dinh dưỡng và chất lượng hạt);
\r\n
\r\n · Tận dụng các sản phẩm phụ của sản xuất lúa gạo;
\r\n
\r\n · Phát triển các công nghệ và công cụ mới nhằm hỗ trợ các lĩnh vực nói trên (bao gồm các hệ thống sinh học, tin sinh học, sàng lọc và mô tả đặc điểm của vật liệu di truyền để khám phá gene và các tính trạng);
\r\n
\r\n Các nhà tài trợ mong muốn phát triển và tăng cường hợp tác liên quốc gia với những dự án có tác động thực sự. Các ứng viên phải chứng minh rõtính bền vững của việc hợp tác và các tác động tiềm năng của đề xuất dự án này.
\r\n
\r\n Thông tin chi tiết được ghi đầy đủ trong bản Hướng dẫn ứng viên trên trang tin của BBSRC.
\r\n
\r\n Tài trợ
\r\n
\r\n Theo dự kiến, chương trình hợp tác này của Việt Nam sẽ hỗ trợ được tối đa 5 dự án hợp tác. Mỗi dự án sẽ kéo dài trong thời gian tối đa là 3 năm.
\r\n
\r\n BBSRC và NERC sẽ tài trợ tối đa 1.6 triệu Bảng Anh/5 dự án cho các nhà khoa học Anh hợp tác với Việt Nam. Bộ KH&CN sẽ tài trợ tối đa tương đương 600.000 bảng Anh cho các nhà khoa học Việt Nam tham gia chương trình này.
\r\n
\r\n Thông tin chi tiết đối với từng nước được ghi đầy đủ trong Phụ lục của bản Hướng dẫn ứng viên.
\r\n
\r\n Vui lòng xem thông tin chi tiết về bản hướng dẫn ứng viên tại trang web của BBSRC theo đường link sau: www.bbsrc.ac.uk/rice
\r\n
\r\n Điều kiện tham gia
\r\n
\r\n Các ứng viên tham gia chương trình này phải đáp ứng đủ các điều kiện hợp lệ theo quy định quốc gia của mỗi nước. Các hạng mục xin tài trợ cũng cần tuân thủ quy định của mỗi nước. Thông tin chi tiết được ghi đầy đủ trong bản Hướng dẫn ứng viên, trên trang tin của BBSRC.
\r\n
\r\n Các viện nghiên cứu của Vương quốc Anh phải đáp ứng đủ điều kiện của BBSRC và NERC.
\r\n
\r\n Các ứng viên Việt Nam phải tuân theo các điều kiện do Bộ KH&CN quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 về việc quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
\r\n
\r\n Quỹ Newton
\r\n
\r\n Tổng số tiền đóng góp của Vương quốc Anh sẽ được phân bổ từ quỹ Newton. Quỹ Newton là sáng kiến đẩy mạnh quan hệ hợp tác về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo giữa Vương quốc Anh với các nền kinh tế tri thức mới nổi trong đó có Việt Nam. Quỹ sẽ tài trợ tổng cộng 375 triệu bảng Anh trên toàn cầu trong vòng 5 năm.
\r\n
\r\n Quỹ Newton yêu cầu việc tài trợ phải dành cho các dự án nghiên cứu có liên quan tới cộng đồng dân cư của các nước tham gia. Tất cả các ứng viên nằm trong khuôn khổ kêu gọi này phải đáp ứng được yêu cầu từ phía RCUK.
\r\n
\r\n Cách thức tham gia
\r\n
\r\n Đối với nhà khoa học Anh:
\r\n
\r\n Đề xuất chi tiết của phía Anh sẽ phải được nộp cho BBSRC thông qua hệ thống Je-S trước 16:00 ngày 13/8/2015.Các ứng viên mong muốn tham gia kêu gọi này phải sử dụng bản Đề xuất xin tài trợ dành riêng cho lần mời nộp hồ sơ này. Các ứng viên của Anh sẽ nộp hồ sơ và được đánh giá bởi BBSRC.
\r\n
\r\n Đối với nhà khoa học Việt Nam:
\r\n
\r\n Các ứng viên Việt Nam phải nộp Đề cương đề xuất ý tưởng (bản cứng) cho Bộ KH&CN muộn nhất vào ngày 13/8/2015.
\r\n
\r\n Hồ sơ được gửi tới Bộ KH&CN phải bao gồm các tài liệu sau:
\r\n
\r\n - Mẫu chung Đề xuất xin tài trợ (bằng tiếng Anh). Xin xem tại phần tải tài liệu
\r\n
\r\n - Công văn đề xuất của Bộ chủ quản;
\r\n
\r\n - Đề cương đề xuất nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư (Mẫu 1 Thông tư 12/2014/TT-BKHCN) (bằng tiếng Việt).
\r\n
\r\n Đối với nhà khoa học Thái Lan, Philippines, Trung Quốc: Thông tin chi tiết được nêu tại bản Hướng dẫn ứng viên, đăng trên trang tin của BBSRC.
\r\n
\r\n Tiêu chí đánh giá
\r\n
\r\n Các đề xuất muốn nhận được tài trợ phải có tính cạnh tranh quốc tế và đạt các tiêu chuẩn do các nhà tài trợ quy định.
\r\n
\r\n Các tiêu chí đánh giá chính đối với các hồ sơ bao gồm:
\r\n
\r\n · Tính hợp lý về khoa học: tính mới, tầm quan trọng và tính cấp thiết của các đề xuất;
\r\n
\r\n · Thiết kế và tính khả thi của phương pháp luận;
\r\n
\r\n · Giá trị gia tăng của đề xuất đối với các nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực quan tâm;
\r\n
\r\n · Ý nghĩa và tác động của nghiên cứu;
\r\n
\r\n · Phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu: thế mạnh và sự rõ ràng của sự hợp tác cũng như các cơ hội mang lại;
\r\n
\r\n · Sự phù hợp của cấu trúc dự án (quản trị, quản lý các dữ liệu, chia sẻ và quản lý các tài sản sở hữu trí tuệ);
\r\n
\r\n · Giá trị gia tăng của việc hợp tác nghiên cứu chung;
\r\n
\r\n · Tiềm năng hợp tác để nâng cao năng lực giữa các nước đối tác;
\r\n
\r\n · Giá trị về mặt kinh phí.
\r\n
\r\n Thông tin chi tiết về quá trình đánh giá được nêu trong bản Hướng dẫn ứng viên.
\r\n
\r\n Liên hệ
\r\n
\r\n Để biết thêm chi tiết các ứng viên Vương quốc Anh vui lòng liên hệ: newtonfund@bbsrc.ac.uk
\r\n
\r\n Để biết thêm chi tiết các ứng viên Việt Nam vui lòng liên hệ:
\r\n
\r\n Ông Đỗ Xuân Anh
\r\n
\r\n Vụ Hợp tác Quốc tế
\r\n
\r\n Bộ Khoa học và Công nghệ
\r\n
\r\n 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội
\r\n
\r\n Tel: + 84.4.39435376
\r\n
\r\n Mobile: + 84(0)986828788
\r\n
\r\n Fax: + 84.4.39439987
\r\n
\r\n Email: dxanh@most.gov.vn
\r\n
\r\n Tệp đính kèm:
\r\n
\r\n - Rice research initiative - Case for support
\r\n