\r\n Bước vào con đường nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn là sinh viên đại học và sau khi tốt nghiệp (1995) được giữ lại làm giảng viên tại Trường. Năm 2002, giảng viên trẻ Nguyễn Thị Lan được cấp học bổng của chính phủ Nhật Bản học tại trường đại học Miyazaki- Nhật Bản với hướng nghiên cứu về bệnh lý, vi rút học và nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành bệnh lý, vi rút tại Nhật Bản năm 33 tuổi.
\r\n
\r\n Trở về nước công tác tại khoa Thú y, với sức trẻ và sự đam mê khoa học, TS. Nguyễn Thị Lan tiếp tục hướng nghiên cứu về vi rút và vắc xin care là sản phẩm đầu tiên được hội đồng khoa học cấp Nhà nước công nhận và đánh giá cao. Cho đến nay, TS. Nguyễn Thị Lan đã chủ trì 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 1 đề tài hợp tác song phương cấp Bộ và làm thư ký, chủ trì đề tài nhánh nghiên cứu thuộc các đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ; đã công bố 54 bài báo trong đó có 33 bài công bố ở các tạp chí chuyên ngành trong nước, 22 bài trên các tạp chí quốc tế có chỉ số ISS. Với những thành tích xuất sắc kể trên, năm 2012, TS. Nguyễn Thị Lan được Nhà nước công nhận học hàm Phó giáo sư và năm 2015 được trường đại học Myazaki phong danh hiệu Giáo sư danh dự.
\r\n
\r\n Lời khuyên sống có mục đích
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Tâm sự với đồng nghiệp và sinh viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan cho rằng: "Sống phải có hoài bão, ước mơ, và quan trọng hơn là xác định rõ mục tiêu mình muốn làm gì, cần chuẩn bị những gì để đạt được những ước mơ! Nếu đã có mục tiêu thì cứ mạnh dạn bước đi. Có thể trên đường đi có khó khăn nhưng chúng ta sẽ tìm được cách để vượt qua".
\r\n
\r\n Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lan, chính niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã giúp cô luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, nhiều lúc là chiến thắng chính bản thân mình. Niềm đam mê nghiên cứu khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Lan được khơi nguồn và thổi bùng lên từ sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của người nông dân trước những dịch bệnh trong chăn nuôi.
\r\n
\r\n Nhắc đến thành tích nghiên cứu khoa học của mình, PGS.TS Nguyễn Thị Lan khiêm tốn cho rằng: “Mình may mắn vì ngay từ đầu đã được gặp những thầy cô, các nhà khoa học chân chính luôn khuyến khích và tin tưởng vào thế hệ trẻ. Từ thời sinh viên mà các thầy cô đã tin tưởng giao những đề tài lớn để khuyến khích những người trẻ như mình khám phá, tìm tòi, phát triển bản thân”.
\r\n
\r\n Truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Cho dù trên cương vị là Giám đốc Học viện, Bí thư đảng ủy, Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học trong thú y, nhưng PGS.TS. Nguyễn Thị Lan vẫn dành nhiều thời gian để tiếp tục những công việc mà cách đây hơn 20 năm các thày cô đã từng làm cho sinh viên như cô, đó là khuyến khích, truyền ngọn lửa đam mê, cảm hứng nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan chia sẻ: “Mình cố gắng truyền đạt lại những kỹ năng mình có cho thế hệ trẻ. Mình tin tưởng rằng, khi mình làm việc nghiêm túc thì học trò sẽ nhìn thấy tấm gương đó để học tập, nghiên cứu và làm việc nghiêm túc”.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Những nỗ lực của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan đã cho những quả ngọt, đó là sự thành công của các thế hệ học trò mà cô hướng dẫn. Hầu như, năm nào cũng có sinh viên đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học như: 01 sinh viên đạt giải nhất tại hội nghị khoa học tuổi trẻ các trường Đại học Khối Nông – Lâm – Ngư – Thủy toàn quốc lần thứ 6, 02 sinh viên đạt giải Vifotec và 01 sinh viên đạt giải tài năng khoa học trẻ dành cho sinh viên… Cô cho biết: “Các bạn trẻ ngày nay rất giỏi. Nhiều em chủ động, năng động, sáng tạo. Là người thầy, người cô mình cố gắng khuyến khích các em theo đuổi đam mê. Quan trọng là xác định được hướng đi cho các em, nếu không thì các em sẽ mãi loay hoay và mất thời gian”.
\r\n