TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN NGỌC THẮNG
1.Tên luận án: Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2013
Năm tốt nghiệp 2017
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1.TS. Nguyễn Tất Thắng; 2. PGS.TS. Nguyễn Thành Công
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Nghiên cứu này nhằm tìm ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho hộ nông dân ở tỉnh Đắc Lắc. Ngoài số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phỏng vấn trực tiếp 300 hộ trồng cà phê, 20 doanh nghiệp, 46 tổ chức và 28 cán bộ quản lý ở hai huyện Buôn Đôn và Krông Năng. Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận, thống kê, ma trận đánh giá rủi ro và SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn đối mặt với ba loại rủi ro chính: rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường và rủi ro tài chính. Rủi ro sản xuất ảnh hưởng nhiều nhất tới kết quả sản xuất của hộ, đặc biệt đối với hộ quy mô nhỏ. Tổng mức độ thiệt hại do các loại rủi ro ước là 3,676 tỷ đồng trong giai đoạn quan sát. Để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cần áp dụng kết hợp biện pháp kỹ thuật, thiết lập thị trường bảo hiểm cho cây cà phê, cần quy hoạch đất đai, vốn và đào tạo kỹ thuật.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Lý luận rủi ro được làm sáng tỏ và gắn liền với các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của sản xuất và tiêu thụ cà phê. Những kinh nghiệm thực tiễn trong giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê từ Brazil, Mexico, và Tanzania đã được tổng kết..
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Đối với rủi ro do sâu bệnh, bệnh rỉ sắt (uromyces appendiculatus) là bệnh phổ biến nhất trong giai đoạn quan sát, với mức xuất hiện là 31,75% hộ quy mô nhỏ và 10,84% hộ quy mô trung bình. Rủi ro do thiên tai xuất hiện ở 53% số hộ, trong đó 13,3% do khô hạn và 39,6% do mưa thất thường.
- Các biện pháp kỹ thuật được đề xuất đề giảm thiểu rủi ro sản xuất như: (1) chuyển diện tích cà phê vùng quá dốc sang trồng cây khác; (2) ứng dụng kỹ thuật bón phân theo độ phì để tiết kiệm chi phí và (3) trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê. Thiết lập thị trường bảo hiểm cho cây cà phê nhằm chia sẻ rủi ro cho những hộ sản xuất cà phê. Thực hiện các chính sách quy hoạch đất đai, vốn và đào tạo nghề giúp phát triển bền vững sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắc Lăk.