TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: BÙI VIẾT THƯ
1.Tên luận án: Nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực tế bào chất và dòng duy trì mới phục vụ cho chọn giống lúa lai ba dòng ở Việt Nam
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2012
Năm tốt nghiệp 2018
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 9 62 01 11
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm và PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Lai tạo, chọc lọc tìm được 18 dòng B mới bằng lai hữu tính các tổ hợp (BoB x IR58025B); (II-32B x IR58025B). Chọn lọc phả hệ từ quần thể phân ly ở F2 sau đó cho tự thụ và chọn lọc liên tục đến F6 thu được các dòng thuần có các tính trạng tốt.
Lai tạo, chọn lọc tìm được 8 dòng A mới bằng lai 9 dòng B chọn từ cặp lai ((BoB x IR58025B) lai với BoA, IR58025A và 9 dòng B chọn từ cặp lai (II-32B x IR58025B) lai với II-32A, IR58025A. Chọn cây bất dục và lai trở lại liên tục, đến BC3F1,chọn những dòng A tốt cho lai thử để đánh giá tiềm năng cho ưu thế lai. Mặt khác, tiếp tục lai trở lại đến BC6F1 để thu những cặp A/B mới triển vọng.
Chọn được 5 tổ hợp tốt nhất từ 40 tổ hợp lai thử giữa 5 dòng R triển vọng với 8 dòng A mới để đánh giá khả năng kết hợp chung, riêng và 121 tổ hợp lai thử giữa 16 dòng R triển vọng với 8 dòng A mới.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Từ kết quả nghiên cứu tạo dòng B mới của đề tài đã khẳng định được nguyên lý có thể kết hợp được nhiều đặc điểm mong muốn của nhiều dòng B khác nhau vào một dòng B (kể cả khả năng duy trì bất dục đực tế bào chất cho những dạng bất dục đực tế bào chất khác nhau). Kết quả nghiên cứu đã thu được 18 dòng B mới trong đó có 9 dòng B mới có thể duy trì bất dục đực cho cả hai dạng WA và ID.
Từ kết quả nghiên cứu về dòng A và các F1 mới tạo ra có thể khẳng định lại rằng tế bào chất bất dục ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của tính bất dục nhưng lại ít ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của con lai về dạng hình, dạng hạt và năng suất. Đề tài đã tạo ra 8 dòng A mới trong đó có những dòng A khác nhau về tế bào chất nhưng hầu như không khác nhau ở mức độ biểu hiện của con lai về dạng hình, dạng hạt và năng suất.