TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: PHẠM VĂN SƠN
1.Tên luận án: Nghiên cứu tạo giống gốc và thử nghiệm sản xuất vacxin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn từ chủng virus phân lập tại Việt Nam
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2014
Năm tốt nghiệp 2018
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số: 9.64.01.02
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên; 2. TS. Nguyễn Văn Cảm
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Tuyển chọn được chủng virus PRRS phân lập từ lợn mắc PRRS ở Việt Nam sử dụng làm giống gốc phục vụ sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt PRRS. Sản xuất thử nghiệm thành công vacxin vô hoạt PRRS từ giống gốc PRRS được tuyển chọn. Vacxin vô hoạt PRRS nghiên cứu sản xuất ra đạt các tiêu chí về vô trùng, thuần khiết, an toàn và hiệu lực.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Những kỹ thuật, quy trình được áp dụng trong đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho người làm trong lĩnh vực thú y. Các kết quả nghiên cứu phản ảnh đầy đủ về đặc điểm sinh học, sinh học phân tử, đặc tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch của các chủng virus PRRS đang lưu hành ở Việt Nam. Cung cấp các thông tin tham khảo, tham chiếu cho các nhà khoa học nghiên cứu về virus PRRS ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Đề tài đã nghiên cứu sản xuất thành công vacxin vô hoạt PRRS đạt các chỉ tiêu về vô trùng, thuần khiết, an toàn và hiệu lực. Đây là cơ sở quan trọng để ứng dụng nghiên cứu sản xuất các loại vacxin virus khác giúp nâng cao năng lực sản xuất vacxin vật nuôi của ngành Thú y nước nhà, hạn chế nhập khẩu vacxin.
Luận án là tài liệu khoa học, tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu và giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học. Cung cấp các thông tin tham khảo, tham chiếu cho các nhà khoa học nghiên cứu về virus PRRS ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Vacxin vô hoạt PRRS có thể chuyển giao sản xuất trên quy mô công nghiệp, tạo ra một vacxin có hiệu quả và rẻ so với các vacxin nhập ngoại trên thị trường, góp phần khống chế dịch bệnh cho ngành chăn nuôi cũng như đảm bảo an toàn cho lợn khi sử dụng.