TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: TRẦN QUỐC TOẢN
1.Tên luận án: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2015
Năm tốt nghiệp 2018
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Mậu Dũng
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Nghiên cứu nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ven biển theo tiêu chuẩn VietGAP để có sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Luận án tổng hợp và rút ra một số khái niệm cụ thể về NTTS ven biển, NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã làm rõ các nội dung nghiên cứu phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP, các nhóm yếu tố ảnh hưởng. Thông qua tổng hợp các kinh nghiệm và nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm và chỉ rõ các khoảng trống nghiên cứu về NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích định lượng, nghiên cứu đã chỉ rõ các vấn đề còn tồn tại trong thực thi tiêu chuẩn VietGAP trong NTTS đặc biệt là trong khâu ghi chép, kiểm soát và đảm bảo các quy định về kinh tế - xã hội cho người lao động. Đề tài cũng cho thấy hạn chế trong khả năng tiêu thụ khiến chi phí sản phẩm gia tăng và không hấp dẫn người sản xuất đồng thời chỉ ra 7 yếu tố ảnh hưởng chính tới phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển Nam Định. Đề tài đề xuất 6 nhóm giải pháp cũng như các kiến nghị đối với hộ sản xuất, nhà nước, nhà khoa học
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Về lý luận: Đã chỉ ra bản chất của nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP cho vùng ven biển, chỉ ra các nội dung cần thực hiện khi nghiên cứu thực trạng bao gồm 5 nội dung, chỉ ra các hạn chế mà các nghiên cứu có liên quan đến tiêu chuẩn VietGAP đã thực hiện, xây dựng được khung phân tích và ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng vào nghiên cứu
Về thực tiễn: Đã chỉ ra thực trạng phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP còn rất hạn chế cả về số lượng, diện tích, quy mô, tuân thủ các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn của người nuôi còn chưa tốt, kết quả sản xuất kinh doanh chưa thể hiện được tính ưu việt như kỳ vọng của các nhà xây dựng chính sách; chỉ ra được 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn và lượng hóa thông qua mô hình logistic, đề xuất 6 nhóm giải pháp là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới.