TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: LÊ HOÀNG NGỌC
1.Tên luận án: Phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2016
Năm tốt nghiệp 2019
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga - TS. Nguyễn Quốc Oánh
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam nói riêng. Theo đó, phát triển bền vững cần dựa trên 3 trụ cột chính: kinh tế, xã hội, và môi trường. Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững sản xuất cam được đề cập trên các khía cạnh sau: Tăng trưởng trong quy mô sản xuất cam, thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết, Cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm cam, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cam, và đảm bảo tính khả thi về kinh tế. Các yếu tố được cho là ảnh hưởng tới quá trình phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam nói riêng bao gồm 3 nhóm: yếu tố nội tại của hộ; yếu tố bên ngoài môi trường kinh tế - xã hội, và yếu tố tự nhiên. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Đề tài góp phần làm phong phú hơn lý luận về phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam nói riêng. Luận án đã xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu và đánh giá phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh. Tác giả cũng đã tổng quan các quan điểm, khái niệm về phát triển bền vững và đưa ra khái niệm riêng về phát triển bền vững sản xuất cam được áp dụng trong đề tài, và đề xuất thêm các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong sản xuất cam ở mức nông hộ. Tác giả cũng đã sử dụng phương pháp hồi quy với hàm sản xuất cận biên để đánh giá và đo lường hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam và cho thấy hiệu quả kỹ thuật có thể được xem như là một chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sản xuất cam ở cấp nông hộ.