TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN TIẾN HƯNG
1.Tên luận án: Liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2016
Năm tốt nghiệp 2024
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9 62 01 15
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án đã phân tích thực trạng về diện tích, năng suất và sản lượng, cùng với các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam, chè và mía tại tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó, luận án còn phân tích các tác nhân trong các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa theo hai loại: liên kết có hợp đồng và thỏa thuận miệng. Từ những phân tích này, luận án đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại và hạn chế hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp mới nhằm thúc đẩy mối liên kết trong sản xuất nông sản hàng hóa tại Tuyên Quang trong thời gian tới.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận dự án:
Về mặt lý luận, luận án luận giải làm rõ một số khía cạnh về liên kết phát triển và liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Cụ thể là: 1) Luận giải, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông sản hang hóa. 2) Đánh giá thực trạng liên kết sản xuất nông sản hang hóa đối với ba loại cây trồng chủ lực (Cam, chè, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Kết quả nghiên cứu về lý luận chỉ ra rằng: liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia liên kết. Phát triển các hình thức liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định sản xuất nông nghiệp, đưa các nông sản hàng hóa ở địa phương đến tay người tiêu dùng.
Về thực tiễn, trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng tình hình sản xuất các nông sản chủ lực của tỉnh Tuyên Quang như cam, chè, mía. Luận án chỉ rõ các mô hình liên kết trong sản xuất của những sản phẩm nông sản và từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong liên kết phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.