TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
1.Tên luận án: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2018
Năm tốt nghiệp 2024
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Thị Thuận
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Hải Dương là một tỉnh sản xuất rau lớn của đồng bằng sông Hồng. Khi phát triển sản xuất rau xuất khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn và người nông dân của địa phương. Các sản phẩm rau xuất khẩu chính của Hải Dương ra ngoài cà rốt còn có cây bắp cải, su hào, súp lơ, hành củ và một số loại rau gia vị. Tuy nhiên, phát triển sản xuất rau xuất khẩu ở Hải Dương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt như sản lượng rau sản xuất rau xuất khẩu còn rất ít; người nông dân chưa thực sự tuân thủ các quy trình kỹ thuật sản xuất rau phục vụ xuất khẩu; việc hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị rau xuất khẩu với các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế,… Do vậy, nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương là rất cần thiết, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau xuất khẩu hơn nữa trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Đề tài luận án đã đã luận giải và làm rõ khái niệm, đặc điểm và các quy định, tiêu chuẩn, chứng nhận đối với sản xuất rau xuất khẩu, đề xuất các nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất rau xuất khẩu như: (i) tăng trưởng về quy mô sản xuất và thay đổi cơ cấu rau xuất khẩu trong ngành nông nghiệp; (ii) đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong sản xuất rau xuất khẩu; (iii) áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất rau xuất khẩu; (iv) tổ chức tiêu thụ rau xuất khẩu; (v) đánh giá kết quả và hiệu quả trong sản xuất rau xuất khẩu.
Các sản phẩm rau xuất khẩu chính của Hải Dương ra ngoài cà rốt còn có cây bắp cải, su hào, súp lơ, hành củ và một số loại rau gia vị. Thị trường các loại rau của Hải Dương xuất khẩu là Trung Quốc, Đài Loan, Maylaisia, các nước Trung Đông, Nhật Bản, EU,… Tuy nhiên, phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn còn một số hạn chế như: số lượng các hộ nông dân, tổ nhóm nông dân, hợp tác xã sản xuất rau theo các tiêu chuẩn xuất khẩu còn khá ít; tỷ lệ diện tích sản xuất rau xuất khẩu so với tổng diện tích gieo trồng rau của tỉnh còn thấp (khoảng 20% năm 2022); việc tổ chức người nông dân sản xuất rau xuất khẩu chưa đạt được hiệu quả cao. Việc tổ chức tiêu thụ các sản phẩm rau xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào hệ thống các thương lái, xưởng sơ chế, chế biến, bảo quản trên địa bàn tỉnh; việc hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị rau xuất khẩu với các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm: (i) Hội nhập kinh tế thế giới và nhu cầu thị trường; (ii) Hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương; (iii) Các hoạt động quản lý chuyên môn của ngành nông nghiệp; (iv) Sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau; (v) Nhận thức và nguồn lực của hộ sản xuất rau xuất khẩu.
Các giải pháp phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương: (i) Thu hút các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau; (ii) Thực thi các chính sách hỗ trợ và các hoạt động quản lý ngành (xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý và giám sát thực hiện hỗ trợ các vùng sản xuất rau xuất khẩu,…); (iii) Nâng cao năng lực sản xuất và quản trị cho hộ nông dân; (iv) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ; (v) Phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau xuất khẩu.