TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: BÙI ĐỨC THỊNH
1.Tên luận án: Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2013
Năm tốt nghiệp 2019
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số: 9.34.04.04
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Mai Thanh Cúc - 2. GS.TS. Tô Dũng Tiến
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước. Nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là rất cần thiết nhằm đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, giúp cán bộ, công chức nâng cao năng lực, trình độ, tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và quốc tế để tham mưu giúp Bộ LĐTBXH xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và thực hiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực của Bộ.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Luận án đã luận giải và làm rõ hơn lý luận về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và đóng góp cho cơ sở lý luận về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CBCC; lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; và đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng.
Luận án bổ sung phương pháp luận giải về đào tạo bồi dưỡng cho CBCC dưới các góc nhìn khác nhau bằng các tiếp cận hệ thống; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận quy trình, đào tạo, bồi dưỡng; tiếp cận theo chức danh, vị trí việc làm. Cách vận dụng các phương pháp phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert để kiểm định các yếu tố định tính ảnh hưởng đến đào tạo bồi dưỡng cho CBCC của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý nghĩa thống kê, từ đó sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến đào tạo bồi dưỡng. Bên cạnh đó, luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như thống kê kinh tế, phương pháp cho điểm để phân tích đánh giá.
Qua nghiên cứu cho thấy, có 7 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến ĐTBD CBCC Bộ LĐTBXH, đó là: cơ chế chính sách; hội nhập quốc tế; chương trình, tài liệu phục vụ ĐTBD; chất lượng và nghiệp vụ giảng viên, các yếu tố liên quan đến người học; cơ sở vật chất; công tác tổ chức khóa học. Trong số các nhóm yếu tố đó, kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy của 6 nhóm yếu tố (cơ chế chính sách; chương trình, tài liệu phục vụ ĐTBD; chất lượng và nghiệp vụ giảng viên, các yếu tố liên quan đến người học; cơ sở vật chất; công tác tổ chức khóa học) có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê. Do vậy khi cải thiện được các yếu tố này sẽ làm cho chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức được nâng lên.
Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội trong giai đoạn tới cần áp dụng các giải pháp sau: (i) Hoàn thiện quy trình ĐTBD; (ii) đổi mới hình thức, phương pháp, nội dung, chương trình, tài liệu ĐTBD; (iii) Nâng cao năng lực cho cơ sở tổ chức ĐTBD CBCC; (iv) và một số giải pháp khác như: Tuyển dụng, sắp xếp, bổ nhiệm CBCC theo vị trí việc làm; Đổi mới công tác quản lý ĐTBD; Xây dựng chính sách sử dụng, bổ nhiệm sau ĐTBD; Huy động các nguồn kinh phí cho ĐTBD; Hợp tác quốc tế trong ĐTBD.