TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: BÙI TRỌNG TIẾN BẢO
1.Tên luận án: Phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2016
Năm tốt nghiệp 2024
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Quyết Thắng; TS Quyền Đình Hà
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập, đề xuất khái niệm mới về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập. Khái niệm này được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập, đồng thời, kế thừa và phát huy những thành tựu của các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây. Luận án cũng đã phân tích cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm phát triển du lịch từ các vùng du lịch khác nhau trong và ngoài nước, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng áp dụng cho vùng Đồng Tháp Mười. Luận án xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập gồm: Tài nguyên du lịch; Thể chế, chính sách phát triển; Xúc tiến, quảng bá, và thu hút đầu tư du lịch; Sự tham gia của cộng đồng địa phương; Liên kết. phát triển. Phương pháp phân tích định tính và định lượng đã được sử dụng để đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập. Dựa trên quan điểm của các bên liên quan, luận án đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Luận án về phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập đã có những đóng mới về mặt học thuật, và lý luận, cụ thể:
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập, đề xuất khái niệm mới về phát triển du lịch vùng trong bối cảnh hội nhập, nhấn mạnh vai trò của liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng và bối cảnh hội nhập.
Thứ hai, luận án đã phân tích cơ sở thực tiễn, và kinh nghiệm phát triển du lịch từ các vùng du lịch khác nhau, cả trong và ngoài nước, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng, giúp định hướng quá trình phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian tới.
Thứ ba, luận án nhấn mạnh vai trò quan trọng của liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng trong bối cảnh hội nhập. Liên kết phát triển là nội hàm quyết định hình thành du lịch vùng, và luận án đề xuất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan chức năng để khuyến khích và thúc đẩy sự liên kết và để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch vùng.