TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN THỊ THANH HẢI
1.Tên luận án: Nghiên cứu một số đặc tính chịu hạn và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây mạch môn [Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker – Gawl.]
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2015
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9 62 01 10
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Vinh - TS. Nguyễn Văn Phú
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án đánh giá biểu hiện chịu hạn của một số mẫu giống mạch môn được thu thập tại một số tỉnh phía Bắc trong điều kiện hạn nhân tạo (nhà lưới) và trong sản xuất canh tác nhờ nước trời. Trên cơ sở đó luận án đã kiểm tra sự có mặt của gen OjERF trên các mẫu giống mạch môn. Nhằm tăng khả năng chịu hạn của cây mạch môn trong điều kiện không tưới luận án đã đánh giá ảnh hưởng của bón bổ sung kali, silic hoặc nấm rễ cộng sinh AMF đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng hoạt chất trong rễ củ mạch môn. Từ đó xác định được mức phân bón phù hợp cho cây mạch môn trong điều kiện không tưới.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
- Xác định được mẫu giống G6 và G7 có mang đoạn gen chịu hạn OjERF. Khả năng chịu hạn của các nhóm giống được chia theo mức độ: (G6, G7) > (G2, G5) > (G1, G3, G4).
- Trong điều kiện không tưới nước bón bổ sung kali, silic hoặc nấm rễ cộng sinh AMF đều giúp tăng khả năng sinh trưởng, khả năng hút dinh dưỡng, năng suất và tích lũy hoạt chất (polysacharides, saponin, flavonoids) trong rễ, củ mạch môn.
- Trên đất xám bạc màu trong điều kiện không tưới nước đã xác định được mức phân bón thích hợp cho cây mạch môn là: 30 kg N + 30 kg P
2O
5 + 90 kg K
2O /ha/năm hoặc 30 kg N + 30 kg P
2O
5 + 30 kg K
2O + 40 kg SiO
2/ha/năm hoặc 30 kg N + 30 kg P
2O
5 + 30 kg K
2O + 300 kg AMF/ha/năm.