TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: TRẦN HƯƠNG GIANG
1.Tên luận án: Giải pháp thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2018
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: TS. Mai Lan Phương và TS. Hồ Ngọc Ninh
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư, nghiên cứu đánh giá thực trạng các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên.
Nghiên cứu kết hợp các phương pháp định tính và định lượng phân tích đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên với các mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể các yếu tố về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, các yếu tố thuộc về quá trình hoạch định và bản chất của giải pháp, chính sách giảm nghèo, các yếu tố về cơ chế thi hành và các yếu tố thuộc về người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên.
Căn cứ vào thực trạng triển khai các giải pháp thoát nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất hoàn thiện giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên trong thời gian tới: Đổi mới cách tiếp cận chính sách và hoàn thiện công tác hoạch định chính sách thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư tại Tây Nguyên; Hoàn thiện các công tác ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thoát nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số di cư tại Tây Nguyên; và Nhóm giải pháp đặc thù đối với người dân tộc thiểu số di cư đến Tây Nguyên.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Thứ nhất: Luận án là công trình đã luận giải những lý luận về về thực hiện giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư bao gồm các khái niệm, đặc điểm của người dân tộc thiểu số di cư. Nội dung nghiên cứu đã được tiếp cận theo hướng đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các giải pháp thoát nghèo bền vững đối với người dân tộc thiểu số di cư..
Thứ hai: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng, khung phân tích phù hợp với một số phương pháp mới như đánh giá nghèo đa chiều theo tiếp cận khung sinh kế bền vững và phân tích chỉ số nghèo đa chiều MPI đối với đánh giá nghèo của người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên, chưa được thực hiện trong các nghiên cứu trước đây cho người dân tộc thiểu số di cư.
Thứ ba: Nghiên cứu đã vẽ được bức tranh tổng quát về tình hình di cư của người dân tộc thiểu số vào Tây Nguyên, và đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp thoát nghèo cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên: khái quát các giải pháp, tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện các giải pháp, tính bền vững của các giải pháp thoát nghèo.
Thứ tư: Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng mô hình hoá để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về người di cư với thoát nghèo của hộ.
Thứ năm: Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các giải pháp thoát nghèo cho người DTTS di cư đến Tây Nguyên trong thời gian tới trong đó có nhóm giải pháp đặc thù cho người dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên