TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: LÊ THỊ THANH HẢO
1.Tên luận án: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2018
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.10
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Thị Nga
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại địa bàn nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi trên thế giới và Việt Nam, luận án đã xác định 03 nội dung để nghiên cứu thực trạng tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm: (1) Tự tài trợ; (2) Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân bên trong chuỗi giá trị và; (3) Tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi giá trị.
Các phương pháp định tính và định lượng được sử dụng kết hợp để làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực ĐBSH, đặc biệt là với hộ hộ CNBS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH bao gồm: tự tài trợ; tài trợ trực tiếp giữa các tác nhân, tài trợ gián tiếp dưới dạng hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương và các khoản vay. Nội dung tài chính cho CGT có nội dung chi tiết khác nhau theo từng mô hình CGT tại khu vực ĐBSH. 07 nhóm tác nhân chủ yếu được xác định ảnh hưởng tới tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
(1) Luận giải và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về tài chính cho CGT sữa tươi.
(2) Đề xuất quan niệm, nội dung nghiên cứu và xây dựng khung phân tích về tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH; Tài chính cho CGT sữa tươi bao gồm: Tài chính của từng tác nhân (tự tài trợ); Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT và; Tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT.
(3) Đúc rút 5 bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH;
(4) Vận dụng cách chọn mẫu điều tra theo phương pháp quả cầu tuyết, phù hợp với cách tiếp cận. Kết hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy (mô hình Heckman 2 bước, mô hình hồi quy bội) để làm rõ yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng và yếu tố ảnh hưởng tới giá trị gia tăng của hộ chăn nuôi.
(4) Xác định 03 CGT sữa tươi tại khu vực căn cứ vào tác nhân chủ chuỗi và đặc điểm sản phẩm chuỗi. CGT1: thiết lập bởi nhà máy sữa quy mô lớn; CGT2: Thiết lập bởi cơ sở thu gom độc lập; CGT3: Hộ chăn nuôi thực hiện đồng thời chức năng chăn nuôi, thu gom và chế biến.
(5) Phân tích đầy đủ, toàn diện tài chính cho các CGT sữa tươi và xác định các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng các nội dung tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH.
(6) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính cho CGT sữa tươi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của CGT sữa tươi và đem lại lợi ích hài hòa cho các tác nhân trong CGT, các bên liên quan và nền kinh tế.