TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: TRẦN THỊ KIM HƯƠNG
1.Tên luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật trồng cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai)
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2015
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9 62 01 10
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình - TS. Nguyễn Mai Thơm
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q.Cai) thuộc chi Nhân sâm (Panax L.), họ Ngũ gia bì (Araliaceae) là loài cây thuốc quý được sử dụng bồi bổ sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch.
Kết quả nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật trồng cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai)” được thực hiện đã xây dựng được hệ thống đặc điểm hình thái, sinh thái, dược học và kỹ thuật nhân giống, trồng sâm Lai Châu góp phần bảo tồn và phát triển loại cây dược liệu quý.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
- Xác định được điều kiện sinh thái phân bố sâm Lai Châu: Ở độ cao 1400- 2200 m, nhiệt độ trung bình năm 15- 200C, lượng mưa 2420 – 2844 mm/năm, ẩm độ không khí > 80%, độ che phủ 78,1%, pHKcl 3,3-3,99, đất mùn, thoát nước tốt, các bon hữu cơ tổng số đạt 2,27-29,37%.
- Đặc điểm sinh thái, sinh vật học của cây Sâm Lai Châu: Sâm Lai Châu có đặc điểm hình thái với 2 nhóm thân màu tím, củ màu xám tím ghi và thân màu xanh, củ màu vàng sáng.
- (3) Xác định được kỹ thuật trồng thích hợp: Vùng trồng có độ cao tuyệt đối từ 1500-2000m; thời vụ trồng 15/9 - 15/10, khoảng cách trồng 30 x 30cm, lớp mùn dày 10cm và che 75% - 90% ánh sáng trực xạ.
- Khảo sát Saponin tổng số được tính lũy trong củ Sâm Lai Châu: Hàm lượng saponin tổng số tăng dần theo tuổi, tăng từ 13,38% đến 23.85% khi khảo sát các mẫu từ 2 tuổi đến 16 tuổi.