TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: PHAN TRUNG THẮNG
1.Tên luận án: Đánh giá hoạt tính đối kháng của một số cây thực vật bậc cao đối với cỏ dại
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2016
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Phan Trung Thắng
Mã số: 9.62.01.12
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS. TS Trần Đăng Khánh - Viện Di
truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Văn Viên -
Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Phòng chống cỏ dại bằng phương pháp sinh học vẫn là lĩnh vực mới và chưa được tập trung
nghiên cứu nhiều ở Việt nam. Nội dung chính của luận án bao gồm: 1) Thu thập và đánh giá
hoạt tính đối kháng thực vật của cây lạc dại (Arachis pintoi), cây liêm hồ đằng (Cissus
sicyoides), cây tơ hồng xanh (Cassytha filiformis), cây gai (Boehmeria nivea), cây cỏ may
(Chrysopogon aciculatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và trên đồng ruộng; 2)
Đánh giá tính đối kháng thực vật của các loại vật liệu từ dịch chiết xuất; 3) Xác định và so
sánh tương quan giữa hàm lượng phenolic tổng số, hàm lượng flavonoid tổng số với tính đối
kháng thực vật; 4) Phân tích và xác định các hoạt chất đối kháng thực vật bằng phương pháp
sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
- Đề tài nghiên cứu đánh giá và xác định về tính đối kháng thực vật của một số thực vật bậc
cao lần đầu tiên tại Việt Nam như cây lạc dại (A. pintoi), liêm hồ đằng (C. sicyoides), tơ hồng
xanh (C. filiformis), lá gai (B. nivea), cỏ may (C. aciculatus). Các loài thực vật thu thập lần
đầu tiên được đánh giá tính đối kháng thực vật trong đủ cả ba điều kiện là trong phòng thí
nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng ruộng. Ba loại cây thử nghiệm (có tổng số điểm phân hạng
cao nhất) được lựa chọn để sử dụng là nguồn vật liệu để thực hiện các thí nghiệm dịch chiết,
xác định hoạt chất đối kháng thực vật gồm cây lạc dại, thân gai và lá gai.
- Luận án này đã xác định được hàm lượng gây ức chế 50% (IC50) của dịch chiết bằng ethyl
acetate của cây gai và dịch chiết bằng methanol, hexan, ethyl acetate của cây lạc dại đối với
sự nảy mầm và sinh trưởng của thực vật chỉ thị (cỏ lồng vực nước (E. crus-galli) và xà lách
(Lactuca sativa). Trên chỉ thị cỏ lồng vực nước (E. crus-galli), cao chiết ethyl acetate từ lá gai
có giá trị ức chế mạnh nhất, với giá trị IC50 đối với chỉ tiêu chiều dài rễ và thân lần lượt là
3,96 và 9,3 mg/ml.
- Luận án này đã phát hiện các hợp chất thứ cấp liên quan tới tính đối kháng thực vật bao
gồm: 04 hợp chất từ cao chiết methanol của cây lạc dại thuộc các nhóm fatty acids, fatty acid
methyl esters, pyrroles; 09 hợp chất từ cao chiết hexan của cây lạc dại thuộc các nhóm Fatty
acids, fatty acid methyl esters, triterpenoids; 05 hợp chất từ cao chiết ethyl acetate của cây lạc
dại thuộc các nhóm pyranones, benzofurans, dialkyl ethers, fatty acids, fatty acids esters; 04
hợp chất từ cao chiết ethyl acetate của thân gai thuộc các nhóm phenols, phenolic acids, fatty
acids; 04 hợp chất từ cao chiết ethyl acetate của lá gai nhóm phenolic acids, coumarins và
fatty acids.