TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN HỮU GIÁP
1.Tên luận án: Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2018
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản xuất xoài bền vững của các hộ trồng xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm tăng cường phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Luận án được nghiên cứu trong giai đoạn 2018 – 2021, tại địa bàn tỉnh Sơn La, Việt Nam. Dựa trên hệ thống chỉ số đánh giá mức độ PTSX xoài bền vững bao gồm 19 tiêu chí (7 tiêu chí kinh tế, 6 tiêu chí xã hội và 6 tiêu chí môi trường). Luận án chỉ ra chỉ số PTBV chung trong PTSX xoài toàn tỉnh đạt mức chỉ số 0,454 (tương đối bền vững). Luận án là cơ sở tham vấn cho các nhà hoạch định chính sách, các Bộ ngành, các cơ quan liên quan trong việc hoạch định, thực thi và hỗ trợ các chính sách, các giải pháp nhằm PTSX xoài bền vững.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Luận án đã hệ thống hoá và làm sáng rõ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến PTBV, PTSX xoài bền vững. Bên cạnh đó lý luận cũng đã phân tích rõ những đặc điểm, vai trò và những nội dung cụ thể trong PTSX xoài bền vững. PTSX xoài bền vững chịu ảnh hưởng của những yếu tố từ thể chế chính sách đến các nhóm yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường. Lý luận nghiên cứu đã hệ thống hoá phương pháp phân tích chỉ số trong đánh giá, đo lường mức độ PTBV của hộ.
Luận án xây dựng phương pháp tiếp cận, khung phân tích PTSX xoài bền vững tại địa bàn nghiên cứu; xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường, chỉ số đánh giá mức độ PTSX xoài bền vững của hộ trồng xoài. Phương pháp đo lường PTSX xoài bền vững với sự áp dụng khoa học của phương pháp đánh giá, phân tích chỉ số và phương pháp phân tích thứ bậc cụ thể các chỉ số PTSX xoài bền vững của hộ.
Hệ thống số liệu, thông tin thứ cấp được thu thập đa dạng và liên kết chặt chẽ với nội dung nghiên cứu của luận án. Số liệu sơ cấp được thu thập và xử lý mẫu điều tra hộ, HTX, doanh nghiệp và các thông tin từ nhà quản lý, chuyên gia làm cơ sở tin cậy đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.