TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: PHẠM NGỌC KHÁNH
1.Tên luận án: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) tại Sa Pa, Lào Cai
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2018
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9 62 01 10
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Ninh Thị Phíp 2. PGS. TS. Phạm Thanh Huyền
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Nghiên cứu xác định được mẫu giống Bát giác liên có triển vọng về năng suất và chất lượng; đồng thời xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe) phù hợp tại Sa Pa, Lào Cai.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
- Bổ sung các tư liệu khoa học mới về trình tự gen vùng ITS của loài Bát giác liên (Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe). Xác định 20 mẫu giống Bát giác liên thu thập được thuộc cùng 1 loài D. tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe, giữa các mẫu giống có hệ số tương đồng di truyền từ 0,69 khi đánh giá bằng chỉ thị ISSR đến 0,79 khi đánh giá bằng chỉ thị RAPD. Xác định được mẫu giống M11 có năng suất 11,75 tạ/ha, hàm lượng podophyllotoxin đạt 3,51% là mẫu giống có triển vọng để phát triển trồng trọt.
- Xác định được đặc điểm tự bất hợp trong hình thức sinh sản hữu tính của các mẫu giống Bát giác liên; thực hiện giao phấn phấn từ hoa khác mẫu giống và tỉa bớt quả để tăng khả năng đậu quả. Đồng thời đưa ra được kỹ thuật nhân giống hữu tính bằng hạt tươi, tách bỏ lớp áo hạt, đãi sạch hạt rồi để ráo và gieo cho tỷ lệ mọc mầm cao.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Bát giác liên: Hom thân ngầm 3 đốt được cắt tại vị trí đầu mầm và giâm vào tháng 5 cho hiệu quả nhân giống tốt nhất. Xác định chồi bất định phát sinh từ rễ sau khi cắt rời khỏi thân ngầm và sử dụng rễ làm vật liệu nhân giống vô tính; với thời vụ giâm hom tháng 5, hom có độ dài 15 cm được cắt tại vị trí cuối rễ; ngâm hom trong dung dịch BA nồng độ 10 ppm trong 2 giờ, vớt ra để ráo trong 1 giờ sau đó ngâm trong dung dịch GA3 nồng độ 175 ppm trong 2 giờ cho kết quả nhân giống tốt nhất;
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng Bát giác liên, thời vụ trồng thích hợp vào tháng tháng 11, mật độ trồng 62.000 cây/ha, lượng phân bón cho 1 ha gồm 20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 70 kg N + 140 kg P
2O
5 + 70 kg K
2O và chế độ che sáng phù hợp cho cây là 60%.