TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: TRẦN VĂN QUÂN
1.Tên luận án: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2016
Năm tốt nghiệp 2023
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9 62 01 15
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Đình Thao
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Nghiên cứu hướng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; (ii) Đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao gía trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; (iv) Đề xuất giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Đề tài đã làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Khẳng định rằng tái cơ cấu ngành chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả trong chăn nuôi cao hơn. Trong các năm qua, ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương đã từng bước tái cơ cấu.
Thực tế tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều khó khăn bất cập trong cả sản xuất lẫn tiêu thụ cần khắc phục. Trong đó, khó khăn lớn nhất là dịch bệnh, cũng như quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Trong số các yếu tố ảnh hưởng, thì dịch bệnh là yếu tố trực tiếp làm cho sản xuất suy giảm. Cùng với đó các hình thức sản xuất như trang, trại, gia trại doanh nghiệp còn ít, chưa thúc đẩy chăn nuôi quy mô lớn, tập trung nên khó ứng dụng được công nghệ cao và phòng chống dịch bệnh tốt
Để tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, dựa trên các quan điểm, định hướng và căn cứ khoa học, luận án đề xuất một số các nhóm giải pháp chủ yếu là: (1) Tái cơ cấu đàn vật nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng; (2) Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh trong chăn nuôi (3) Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi; (4) Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường trong chăn nuôi; (5) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi; (6) Giải pháp về khuyến nông, thú y trong chăn nuôi; và (7) nhóm giải pháp khác. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới phát huy hết tác dụng.