TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: ĐỖ HẢI YẾN
1.Tên luận án: Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2014
Năm tốt nghiệp 2021
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 15
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1) PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn; 2) PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Nghiên cứu hướng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; (ii) Đánh giá thực trạng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Về lý luận: Luận án đã hệ thống, làm rõ và phát triển thêm lý luận về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu. Luận án đã xác định bản chất của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu không khác nhiều so với các liên kết kinh tế khác trong nông nghiệp. Liên kết là cần thiết để ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển bền vững. Luận án đã chỉ ra liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu được biểu hiện dưới 3 hình thức chính thống: liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết hạt nhân trung tâm.
Về thực tiễn: Luận án đã phân tích được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; chỉ ra được những thành công và hạn chế của mỗi hình thức liên kết đang tồn tại ở địa phương từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trong tương lai; thông qua việc so sánh và chỉ rõ các chênh lệch về hiệu quả sản xuất trồng rừng, lợi ích giữa 2 nhóm hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kết, nghiên cứu đã khẳng định liên kết là cần thiết để phát triển kinh tế lâm nghiệp Tuyên Quang theo hướng bền vững.