TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN ĐỨC HÙNG
1.Tên luận án: Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hạn chế phát thải khí mê tan trên đất trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 0
Năm tốt nghiệp 0
Chuyên ngành: Khoa học đất
Mã số: 9.62.01.03
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Hữu Thành
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Đề tài nghiên cứu bước đầu xác định được trong các giống Khang Dân 18, Bắc Thơm 7 và Q5, trồng giống Q5 có lượng CH4 phát thải từ đất cao nhất, trồng giống BT7 có lượng phát thải CH4 thấp nhất.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Đề tài nghiên cứu bước đầu xác định được trong các giống Khang Dân 18, Bắc Thơm 7 và Q5, trồng giống Q5 có lượng CH4 phát thải từ đất cao nhất, trồng giống BT7 có lượng phát thải CH4 thấp nhất.
Khi áp dụng các mật độ cấy thưa, trung bình và cấy dày (24-25; 34-35; 44-45 khóm/m2), giống Khang Dân 18 ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, mật độ khác nhau không ảnh hưởng tới cường độ phát thải CH4. Tuy nhiên, tổng lượng phát thải CH4 công thức cấy mật độ dày, vụ mùa, cao hơn công thức mật độ cấy thưa khoảng 11%. Ngoài ra, năng suất lúa công thức mật độ cấy thưa cao hơn công thức mật độ cấy dày, vụ xuân cao hơn 19-46% và vụ mùa cao hơn 21-25%.
Xác định mối liên hệ giữa lượng khí mê tan phát thải vào khí quyển với việc bón trực tiếp rơm rạ vào đất và chỉ ra hiệu quả giảm phát thải khí mê tan từ đất trồng lúa nước bằng việc chế biến rơm rạ thành than sinh học và phân compost.
Với cùng một lượng dinh dưỡng đa lượng tổng số như nhau, bón rơm phát thải CH
4 cao nhất, năng suất lúa thấp nhất. So với chỉ bón phân khoáng, bón rơm làm tăng CH
4 phát thải vụ Xuân và vụ Mùa tương ứng 23,6-24,4% và 27,4-32,1%, năng suất lúa giảm tương ứng 23,4-28,9% và 11,2-17,0% trong 2 vụ. Bón than sinh học, phát thải CH
4 giảm so với bón rơm tương ứng 18,6-23,3% và 15,4-23,2%. Bón compost, giảm phát thải CH
4 so với bón rơm tương ứng 10,3-19,3% và 7,3-17,2%. Bón compost, năng suất lúa không giảm so với bón phân khoáng, so với bón rơm tăng 19,8%-26,3% và 3,8-15,8%.