TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN THỊ HỒNG CHIÊN
1.Tên luận án: Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2015
Năm tốt nghiệp 2021
Chuyên ngành: Bệnh lí học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số: 9 64 01 02
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Thọ 2. GS.TS. Betrand Losson
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền tại Ba vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve. Nghiên cứu nhằm xác định tình hình nhiễm ve và ký sinh trùng đường máu do ve truyền trên bò nuôi tại huyện Ba Vì, Hà Nội theo lứa tuổi, giống bò, vùng địa lý, mùa. Nghiên cứu theo dõi triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể ở bò bị mắc bệnh biên trùng tại thực địa. Đánh giá chỉ tiêu sinh lý máu bò nhiễm Anaplasma spp. Xác định bệnh tích vi thể của bò bệnh bằng phương pháp nhuộm HE. Mẫu máu thu thập được nhuộm giemsa tìm ký sinh trùng trong máu. Tách ADN bằng kit Themo. Dùng phương pháp sinh học phân tử PCR lồng (nested PCR) và giải trình tự 16S rDNA (Hosseini-Vasoukolaei & cs., 2014). Squencing để định danh loài ký sinh trùng đường máu ở bò. Kết quả cho thầy tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. với tỷ lệ 26,46% trong đó bò vàng nhiễm là 29,40% tỷ lệ nhiễm ở bò sữa là 23,00%. Hai 2 loài ký sinh trùng đường máu đã được xác định là Anaplasma marginale và A. platys. Bò bị bệnh biên trùng do Anaplasma spp. ở 3 thể là mang trùng, mạn tính và cấp tính. Bệnh tích đại thể của bò mắc bệnh biên trùng (Anaplasmosis) biểu hiện: lách sưng, máu loãng màu đỏ tươi, mật sưng to, gan vàng. Bệnh tích vi thể biểu hiện: phổi viêm kẽ, khí thũng, tế bào gan gần ống mật thoái hóa mỡ. Túi mật xung huyết, thành túi mật dày lên do hiện tượng tăng sinh. Lách thâm nhiễm tế bào lympho ở vùng tủy đỏ và có sự tăng sinh đáng kể của tế bào tương bào. Căn cứ vào đặc điểm hình thái định loại đã xác định được 2 loài ve ký sinh ở bò tại Ba Vì – Hà Nội là: Rhipicephalus (Boophilus) microplus và Rhipicephalus (Boophilus) annulatus. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của hợp chất Pyrethroid trong thực nghiệm.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Hiện nay, nghiên cứu về ký sinh trùng đường máu ở bò tại Việt Nam còn rất hạn chế. Đề tài nghiên cứu đã cung cấp thông tin về tỷ lệ nhiễm, thành phần ký sinh trùng đường máu do ve truyền và ve ký sinh ở đàn bò nuôi tại huyện Ba Vì- Hà Nội. Luận án đã ứng dụng kỹ thuật phân tử để xác định được các loài ký sinh trùng đường máu ký sinh là Anaplasma marginale và A. platys, là cơ sở dữ liệu mới về sự lưu hành của Anaplasma platys trên bò tại Việt Nam. Nghiên cứu đã cung cấp đặc điểm bệnh lý đại thể và vi thể của bò bị mắc bệnh do ký sinh trùng đường máu. Đồng thời luận án bước đầu đã đánh giá được hiệu quả của hợp chất Pyrethroid trong điều trị ve ký sinh ở bò. Các kết quả nghiên cứu là những thông tin hữu ích, góp phần quan trọng cho công tác phòng và trị ve, cũng như bệnh do ve truyền trên bò nuôi tại Ba Vì, Hà Nội nói riêng và bò nuôi tại Việt Nam nói chung