TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: HATSADA VIRACHACK
1.Tên luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) đục bắp ngô tại Hà Nội, Việt Nam và Viêng Chăn, Lào
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2016
Năm tốt nghiệp 2020
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9 62 01 12
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG 2: PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
- Điều tra xác định thành phần sâu hại cánh vảy (Lepidoptera) trên ngô tại Việt Nam và Lào năm 2017- 2019. Xác định vị trí số lượng và sự chu chuyển của sâu xanh tại vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu xanh H. armigera trên cây ngô.
- Khảo nghiệm một số biện pháp phòng chống sâu xanh hại ngô tại Viêng Chăn, Lào đạt hiệu quả
kinh tế và
thân thiện
với
môi trường.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
- Xác định được thành phần loài sâu hại cánh vảy trên ngô tại Viêng Chăn, Lào gồm 21 loài và 15 loài thiên địch ký sinh. Ghi nhận sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (Smith) là loài mới xuất hiện trên ngô tại Viêng Chăn, Lào từ tháng 12 năm 2018.
- Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về tổng tích ôn hữu hiệu (K = 526,3oC) và Ngưỡng khởi điểm phát dục (To = 10,2oC) của vòng đời sâu xanh; Cung cấp các giá trị sinh học cơ bản của sâu xanh khi thức ăn cho sâu non là hạt ngô chín sữa, hệ số nhân của một thế hệ R0 = 654,10; Thời gian tăng đôi quần thể DT= 5,09 ngày; Giới hạn tăng tự nhiên λ = 1,15 và Tỷ lệ tăng tự nhiên Rm = 0,14.
- Các biện pháp phòng chống sâu xanh H. armigera hại ngô bằng kỹ thuật canh tác (thay đổi mật độ gieo trồng, sử dụng cây dẫn dụ bao quanh), biện pháp bẫy bả đều đem lại hiệu quả phòng chống tốt, thân thiện với môi trường.