TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: PHẠM THỊ DINH
1.Tên luận án: Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2016
Năm tốt nghiệp 2020
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng - TS. Nguyễn Văn Hưởng
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Luận án nghiên cứu phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nội dung nghiên cứu bao gồm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP; Phát triển, tăng trưởng quy mô sản xuất; Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất và phát triển liên kết; Cải thiện về năng suất, chất lượng; Phát triển thị trường tiêu thụ; Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Luận án đánh giá thực trạng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó tập trung nghiên cứu tại 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên với tiêu chí là các huyện có diện tích trồng vải lớn theo tiêu chuẩn GAP lớn nhất toàn tỉnh. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 400 phiếu khảo sát các tác nhân tham gia sản xuất vải thiều theo GAP là các tổ hợp tác, các hợp tác xã được khảo sát năm 2018. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp được nghiên cứu đề đó đề xuất nhằm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 và định hướng 2030.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Luận án đã luận giải và phát triển lý luận về sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên các khía cạnh: Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP; Một số quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên thế giới và Việt Nam; Các nội dung về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP; Đã phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP mà các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ; Đã vận dụng các phương pháp và đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp để làm cơ sở nghiên cứu luận án.
Luận án đã tổng kết được những bài học kinh nghiệm và thực tiễn về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Luận án cũng đã đánh giá thực trạng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với các nội dung phát triển tăng trưởng quy mô; Thay đổi hình thức tổ chức và liên kết; Cải thiện năng suất, chất lượng; thị trường tiêu thụ; Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất vải thiều theo GAP. Trên cơ sở đó, luận án đã làm rõ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo GAP ở tỉnh Bắc Giang. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất ra hệ thống giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.