TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: NGUYỄN THỊ MINH THU
1.Tên luận án: Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2014
Năm tốt nghiệp 2020
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9 62 01 15
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đình Thao
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Nghiên cứu hướng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp nói chung và nuôi tôm nói riêng; (ii) Phân tích thực trạng rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua; (iv) Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
Rủi ro và bất định đều rất gần nhau và khó phân biệt được ranh giới chính xác giữa chúng bởi cái gọi là không rõ ràng. Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển là những nỗ lực để nhận diện và kiểm soát các vấn đề bên trong (nguồn lực…) và bên ngoài (chính sách, môi trường tự nhiên, thiên tai…) của các nông trại nuôi tôm ven biển hướng tới giảm thiểu thiệt hại.
Trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định, rủi ro lớn thuộc về nhóm rủi ro sản xuất với xác suất xuất hiện là 77,09% và xác suất gây ảnh hưởng là 80,83%; trong đó, rủi ro bệnh dịch, thời tiết, nguồn nước và con giống là rủi ro hệ thống và có tính tương quan. Chiến lược quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại tỉnh Nam Định tập trung chủ yếu vào rủi ro sản xuất, đặc biệt là bệnh dịch; Điều tiết của thị trường thông qua hợp đồng, tổ chức sản xuất theo chuỗi và bảo hiểm nuôi tôm hạn chế; Hoạt động hỗ trợ khắc phục rủi ro thiên tai và bệnh dịch chưa phù hợp về định mức, cách thức hỗ trợ và tính kịp thời.
Để tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định cần: (i) Hoàn thiện quy hoạch; (ii) Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và đầm nuôi tôm; (iii) Đẩy mạnh các chính sách tài chính để nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro; (iv) Phát triển công tác khuyến nông – khuyến ngư; (v) Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động của tổ nhóm nuôi tôm trong cộng đồng; (vi) Quản lý môi trường vùng nuôi và chất lượng tôm nuôi dựa vào cộng đồng.