TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS: LA VĂN CÔNG
1.Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
2.Thông tin về nghiên cứu sinh:
Năm nhập học: 2009
Năm tốt nghiệp 2016
Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học Thú y
Mã số: 62.64.01.04
Chức danh khoa học, học vị của người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ 2. TS. Nguyễn Văn Quang
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.Giới thiệu về luận án:
Xác định được thực trạng nhiễm giun tròn đường hóa ở lợn tại vùng nghiên cứu. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị giun dạ dày lợn và đề xuất biện pháp phòng trị giun tròn đường hóa cho lợn.
4.Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
- Đã xác định được 5 loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên là loài T.suis, S.ransomi, O.dentatum, A.suum và G.doloresi. Trong đó loài G.doloresi lần đầu tiên được phát hiện tại vùng nghiên cứu.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh là 71,67% (qua mổ khám) và 70,52% (qua xét nghiệm phân).
- Đã xác định được quá trình phát triển và thời gian nở của trứng G.doloresi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Trứng G.doloresi phát triển thuận lợi trong môi trường pH= 7 và không phát triển được trong môi trường pH= 5. Trứng G.doloresi bị phá hủy sau 5 ngày trong môi trường NaOH, Ca(OH)2 nồng độ 5% và 10%.
- Bệnh tích đặc trưng nhất do giun G.doloresi gây ra ở dạ dày lợn là: niêm mạc bị tổn thương nặng, tụ huyết, xuất huyết và tạo thành các hang lớn.
- Đã xác định được hiệu lực tẩy giun G.doloresi của ba loại thuốc: ivermectin 0,25%; levamisole 7,5% và mebendazole 10% đạt 92,23 - 100%.
- Chứng minh được việc áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh giun G.doloresi của lô thử nghiệm có tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp hơn so với lô đối chứng không áp dụng.