CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
Ngành: Khoa học cây trồng (Crop Science), Mã số: 9 62 01 10
I. GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN, KHOA NÔNG HỌC
1.1. Giới thiệu về Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) được thành lập năm 1956. Từ đó đến nay Học viện đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức và tên gọi. Học viện hiện là trường đại học trọng điểm và dẫn đầu của Việt Nam về đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ đóng góp cho sự phát triển bền vững, hiện đại hoá và đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.1. Tầm nhìn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.1.2. Sứ mạng
Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
1.1.3. Giá trị cốt lõi
ĐOÀN KẾT - ĐẠO ĐỨC - ĐI ĐẦU - ĐÁP ỨNG - ĐẲNG CẤP
- Đoàn kết (Solidarity): đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi.
- Đạo đức (Morality): trên nền tảng đạo đức tiến bộ và đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Đi đầu (Advancement): phấn đấu đi đầu về đào tạo và khoa học công nghệ.
- Đáp ứng (Response): nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội.
- Đẳng cấp (Transcendence): bằng các sản phẩm có đẳng cấp vượt trội.
1.1.4. Triết lý giáo dục của Học viện
RÈN LUYỆN HUN ĐÚC NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP TƯƠNG LAI
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tin rằng thông qua quá trình RÈN tư duy sáng tạo, LUYỆN năng lực thành thạo, HUN tâm hồn thanh cao, ĐÚC ý chí lớn lao sẽ giúp sinh viên khi ra trường trở thành các NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP để phát triển bền vững nền nông nghiệp của Việt Nam và đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức
Học viện có 14 khoa; 16 đơn vị chức năng; 5 viện nghiên cứu, 14 trung tâm trực thuộc cấp Học viện và 02 công ty. Đội ngũ nhân lực của Học viện không ngừng tăng, tổng số cán bộ viên chức toàn Học viện là 1303 người với 635 giảng viên trong đó có 11 giáo sư (GS), 77 phó giáo sư (PGS), 258 tiến sĩ (TS)
1.1.6. Đào tạo
Học viện đào tạo 55 ngành trình độ đại học, 22 ngành trình độ ThS và 16 ngành trình độ TS. Từ khi thành lập đến này, đã có trên 100.000 sinh viên, 10.000 thạc sĩ và 600 tiến sĩ tốt nghiệp từ Học viện.
1.1.7. Khoa học công nghệ
Trong giai đoạn 2015-2020, Học viện đã xuất bản được trên 785 bài báo quốc tế và 1694 bài báo trong nước, thực hiện 63 dự án quốc tế và 14 đề tài cấp quốc gia và 146 đề tài cấp bộ và tương đương. Học viện đã tạo ra 18 giống cây trồng và vật nuôi, 5 tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích và bằng độc quyền sáng chế, nhiều mô hình sản xuất và quản lý mới, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Học viện ký kết nhiều hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tỉnh thành, doanh nghiệp trong cả nước.
1.1.8. Hợp tác quốc tế
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Học viện xây dựng và có quan hệ hợp tác với gần 150 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới như Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc,... Học viện đã đào tạo hơn 297 sinh viên tốt nghiệp đại học, 122 thạc sĩ và tiến sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Mozambique... Giai đoạn 2015-2020, Học viện có đã có 249 sinh viên quốc tế đến Học viện và 261 sinh viên Học viện tham gia các chương trình trao đổi.
1.2. Giới thiệu về khoa Nông học
Khoa Nông học được thành lập cùng với Học viện vào tháng 10 năm 1956. Tính đến nay, Khoa khoa có 10 bộ môn chuyên môn và 3 trung tâm trực thuộc khoa với 93 cán bộ công nhân viên và 15 cán bộ thuộc các trung tâm, trong đó có 03 Giáo sư, 16 Phó Giáo sư, 33 Tiến sỹ, 24 Thạc sỹ, 02 Kỹ sư, 15 Nghiên cứu viên và 15 Cán bộ phục vụ. Trong số cán bộ giảng dạy ở Khoa có trên 80% Giảng viên trẻ được đi đào tạo chính quy ở các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Phillippine.
Tầm nhìn
Đến năm 2030, FoA trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực với chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học không ngừng được nâng cao; cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực xuất sắc để thực hiện tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội và chia sẻ tri thức cho nhân loại.
Sứ mạng
1. Đào tạo đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Nông nghiệp có năng lực chuyên môn vững, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và khu vực.
2. Thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu và hợp tác với các nhà khoa học trong nước, khu vực và quốc tế về lĩnh vực Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật và Công nghệ nông nghiệp tiên tiến.
3. Phát minh, cải tiến, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật/công nghệ vào thực tiễn sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường của Việt Nam và khu vực.
Giá trị cốt lõi
Đoàn kết - Đạo đức - Đam mê- Sáng tạo - Linh hoạt
Triết lý giáo dục của khoa
Triết lý giáo dục của Khoa là phát triển toàn diện người học về tri thức và đạo đức, tư duy sáng tạo, toàn tâm toàn ý cho học tập suốt đời thông qua quá trình học tập trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực Nông nghiệp.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGÀNH ĐÀO TẠO, TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG VÀ NHU CẦU XÃ HỘI
Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng trình độ Tiến sĩ của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam được xây dựng với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trình độ sau đại học chất lượng cao, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực trồng trọt, phục vụ phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập Quốc tế. Để đáp ứng được thị trường lao động phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của từng giai đoạn lịch sử, Chương trình được rà soát và cập nhật sau mỗi khoá đào tạo trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bên liên quan và tham khảo của các ngành đào tạo trong và ngoài nước.
III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình được xây dựng nhằm đào tạo những chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng cao trong lĩnh vực khoa học cây trồng; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực: Sinh lý, sinh thái, dinh dưỡng, năng suất và chất lượng cây trồng; mối quan hệ giữa cây trồng với môi trường, biện pháp kĩ thuật sản xuất và chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất cây trồng.
- Có khả năng cập nhật, phát hiện và đề xuất các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng.
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp, tập hợp và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu.
1.3. Chuẩn đầu ra
Về kiến thức
CĐR 1: Tổng hợp các kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học cây trồng để phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển và điều kiện ngoại cảnh với năng suất và chất lượng cây trồng, cơ chế thích nghi của cây trồng với các điều kiện bất thuận làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cây trồng;
CĐR 2: Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng, khả năng thích ứng và sản xuất cây trồng và vận dụng kiến thức và kết quả nghiên cứu khoa học về hệ thống canh tác, phương thức canh tác, công nghệ trong canh tác vùng nhiệt đới để đánh giá và xây dựng cơ cấu cây trồng và sản xuất cây trồng hợp lý ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nông nghiệp bền vững;
CĐR 3: Vận dụng kiến thức về pháp luật, kinh tế, tổ chức quản lý và điều hành, bảo vệ môi trường trong nghiên cứu, tạo sản phẩm từ cây trồng theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn Việt Nam.
CĐR 4: Phát triển các nguyên lý, học thuyết về sinh lý, sinh thái liên quan đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng; dự báo năng suất cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu; Sáng tạo tri thức mới góp phần phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành khoa học cây trồng.
Về kỹ năng
CĐR 5: Vận dụng những kiến thức liên ngành để phân tích đánh giá hiện trạng để tìm ra những phát hiện mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, trên cơ sở đó đặt ra giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu triển khai nghiên cứu tổng hợp và phân tích số liệu và truyền đạt kết quả nghiên cứu dưới mọi hình thức như báo cáo khoa học, hội thảo, báo cáo hội thảo khoa học và xuất bản trong các tạp chí chuyên ngành và sách chuyên khảo.
CĐR 6: Áp dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại để để giải quyết các vấn đề phức tạp về khoa học và thực tiễn liên quan đến sản xuất cây trồng phát sinh trong lĩnh vực chuyên môn.
CĐR 7: Tổng hợp và phân tích tốt hiện trạng và xu hướng phát triển của sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam, rút ra những nguyên tắc, quy luật dựa trên kinh nghiệm thực tiễn khoa học cây trồng, chủ động trong ra quyết định về định hướng nghiên cứu, kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu.
CĐR 8: Thiết lập và tham gia mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế thông qua xây dựng, tổ chức và thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, các công bố khoa học nhằm giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học cây trồng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR 9: Sáng tạo trong giải quyết công việc chuyên môn; có tư duy biện chứng và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và tổng hợp, đưa ra được các đề xuất, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới trong lĩnh vực khoa học cây trồng
CĐR 10: Chủ động không ngừng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần và trách nhiệm phục vụ xã hội; thích nghi tốt trong mọi môi trường làm việc và hội nhập quốc tế.
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
4.1. Đối tượng đào tạo và điều kiện dự tuyển
Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
4.2 Ngành dự tuyển
Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp
Di truyền chọn giống cây trồng, Trồng trọt; Khoa học cây trồng, Cử nhân nông nghiệp, Rau hoa quả, Nông nghiệp công nghệ cao, Di truyền học, Thực vật học, Sinh học, Nông học, Rau hoa quả và cảnh quan, Khuyến nông.
Ngành/chuyên ngành gần
Các ngành học có liên quan đến sinh học như: Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học, Lâm sinh, Lâm học, Thuỷ nông và cải tạo đất, Kỹ thuật tưới tiêu, Kỹ thuật tài nguyên nước, Sư phạm kỹ thuật, Khoa học đất, Thổ Nhưỡng, Quản lý dinh dưỡng cây trồng,…
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Khung chương trình đào tạo
TT
|
Khối kiến thức
|
Số tín chỉ
|
1
|
Kiến thức bắt buộc chung
|
6
|
2
|
Kiến thức tự chọn
|
4
|
3
|
Tiểu luận tổng quan
|
4
|
4
|
Chuyên đề
|
6
|
5
|
Luận án
|
70
|
5.1
|
Học phần luận án 1 (Đề cương nghiên cứu)
|
14
|
5.2
|
Học phần luận án 2 (Kết quả nội dung nghiên cứu 1 và 2)
|
14
|
5.3
|
Học phần luận án 3 (Kết quả nội dung nghiên cứu 3 và nội dung còn lại)
|
14
|
5.4
|
Học phần luận án 4 (Thẩm định luận án)
|
14
|
5.5
|
Học phần luận án 5 (Bảo vệ luận án cấp Bộ môn)
|
14
|
5.6
|
Học phần luận án 6 (Bổ sung)
|
1 (tự chọn)
|
|
Cộng
|
90
|
5.2. Học phần bổ sung
Đối với nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ: Căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ thạc sĩ ngành phù hợp từ 10 năm trở lên tính đến ngày xét tuyển phải học bổ sung 6 tín chỉ; tốt nghiệp ngành gần dưới 10 năm phải học bổ sung 9 tín chỉ và 15 tín chỉ nếu tốt nghiệp từ 10 năm trở lên.
Đối với nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp nhưng chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ nhưng thuộc ngành khác so với ngành đăng ký dự tuyển: Các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ đại học theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành (đối với nghiên cứu sinh chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ) và các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành tương ứng hiện hành, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn; có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của chương trình đào tạo.
Học phần bổ sung cho từng nghiên cứu sinh do người hướng dẫn, bộ môn quản lý đề xuất, khoa chuyên môn thông qua và làm văn bản trình Giám đốc Học viện ra quyết định.
Điểm hoàn thành học phần bổ sung là từ 5,5 trở lên
5.3. Học phần tiến sĩ
TT
|
Mã
|
Tên học phần
|
Tên tiếng Anh
|
Tổng số TC
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
BB
|
TC
|
KIẾN THỨC CHUNG BẮT BUỘC
|
6
|
6
|
|
|
|
1
|
SLY8101
|
Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng và năng suất cây trồng
|
Relationship between crop physiology, nutrient managemnet and crop productivity
|
2
|
2
|
0
|
x
|
|
2
|
CLT8101
|
Cây trồng và biến đổi khí hậu
|
Plants and Climate changes
|
2
|
2
|
0
|
x
|
|
3
|
CCN8101
|
Công nghệ sản xuất cây trồng bền vững
|
Sustainable crop production technology
|
2
|
2
|
0
|
x
|
|
KIẾN THỨC TỰ CHỌN
|
4
|
4
|
0
|
|
TC
|
1
|
CTH8101
|
Hệ thống canh tác nhiệt đới
|
Faming system in the tropics
|
2
|
2
|
0
|
|
x
|
2
|
DTC8101
|
Ứng dụng công cụ di truyền trong chọn giống cây trồng nâng cao
|
Genetics technologies for advanced crop breeding
|
2
|
2
|
0
|
|
x
|
3
|
CTU8101
|
Những tiến bộ mới trong quản lý dịch hại
|
Advanced in Insect Pests Management)
|
2
|
2
|
0
|
|
x
|
4
|
KNN 8102
|
Phát triển nông nghiệp và Hội nhập
|
Agricultural development and integration
|
2
|
2
|
0
|
|
x
|
5
|
CCN8102
|
Sử dụng các hợp chất thiên nhiên từ thực vật
|
Using the natural compounds from herbs
|
2
|
2
|
0
|
|
x
|
6
|
HTN8101
|
Phân tích thống kê dữ liệu khoa học nông nghiệp
|
|
2
|
2
|
0
|
|
x
|
Đánh giá theo thang điểm 10 và thực hiện theo Quy định dạy và học trình độ đại học.
Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7,0 trở lên. Nghiên cứu sinh được phép học cải thiện để hoàn thành học phần theo quy định.
5.4. Tiểu luận tổng quan và chuyên đề
Tiểu luận tổng quan (4 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
Chuyên đề tiến sĩ (2 chuyên đề, mỗi chuyên đề là 3 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, giúp nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết một số nội dung cụ thể của luận án tiến sĩ.
Điểm hoàn thành tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ là từ 7,0 trở lên
5.5. Luận án
Luận án tiến sĩ có khối lượng tối thiểu 70 tín chỉ, được chia thành 5 học phần luận án bắt buộc, mỗi học phần là 14 tín chỉ, và các học phần luận án tự chọn có dung lượng 1 tín chỉ được áp dụng trong trường hợp nghiên cứu sinh đã hoàn thành các học phần luận án bắt buộc nhưng cần tiếp tục hoàn thiện luận án trước khi bảo vệ luận án cấp Học viện.
VI. DANH MỤC HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1. Sinh lý cây trồng: Sinh lý năng suất cây trồng (cây lấy hạt, lấy củ), những vấn đề liên quan đến quang hợp, hô hấp, tính chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận, trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, chất điều tiết sinh trưởng, điều khiển sinh trưởng phát triển, phát sinh cơ quan.
2. Công nghệ sinh học trong trồng trọt: Các vấn đề liên quan đến nuôi cấy mô thực vật (trong nhân nhanh giống và tạo giống); các vấn đề liên quan đến kỹ thuật DNA: phát hiện và nhân dòng gen; chỉ thị phân tử, chuyển gen, giám định DNA, tin sinh học, genom học (genomics), protein học (proteomics).
3. Hệ thống nông nghiệp: Lý thuyết hệ thống và áp dụng trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hệ thống nông hộ; Các hệ thống canh tác trên thế giới và Việt Nam; canh tác hữu cơ, canh tác bền vững và phá triển ngành hàng.
4. Dinh dưỡng cây trồng: Các vấn đề về hấp thu, đồng hóa dinh dưỡng khoáng của cây trồng. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng. Ảnh hưởng của phân bón với chất lượng sản phẩm và việc sản xuất nông phẩm an toàn cho người tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng phân bón.
5. Sinh thái cây trồng: Mối quan hệ các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng và nước đối với sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Các vấn đề về vùng sinh thái và mùa vụ đối với cây trồng trong hệ thống canh tác.
6. Nước và cây trồng: Đặc điểm sử dụng nước và hiệu suất sử dụng nước của cây trồng, các đặc tính chịu hạn và thích nghi của cây trồng trong điều kiện hạn, vấn đề tưới nước và canh tác nước tiết kiệm trong sản xuất cây trồng.
7. Đất và cây trồng: Nhu cầu dinh dưỡng và tính thích ứng đất đai của của cây trồng. Mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thành phần của đất với cây trồng. Cơ sở khoa học bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ, cải tạo tài nguyên môi trường.
8. Biến đổi khí hậu và trồng trọt: Hiện tượng và xu thế biến đổi khí hậu. Nguy cơ và tác hại của biến đổi khí hậu đến cây trồng. Cơ cấu cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu. Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
9. Cơ sở xây dựng biện pháp canh tác cho các nhóm cây trồng: Các nhóm cây trồng chính tại Việt nam và trên thế giới (Cây lấy hạt, cây lấy dầu, cây lấy củ, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày ....); Vai trò của các nhóm cây trồng trong nên SX nông nghiệp; Yêu cầu ngoại cảnh, dinh dưỡng đất trồng của các nhóm cây trồng chính của Việt nam; Kỹ thuật canh tác các nhóm cây trồng; Các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất các nhóm cây trồng chính của Việt Nam...).
10. Đa dạng sinh học thực vật: Khái niệm và các cấp độ đa dạng sinh học; Vai trò của đa dạng sinh học và nguồn gen thực vật; Các nguyên nhân xói mòn nguồn gen thực vật; Các phương thức thu thập, đánh giá và bảo tồn đa dạng sinh học thực vật.
11. Sinh lý sau thu hoạch và bảo quản nông sản: Sự biến đổi các chức năng sinh lý của nông sản sau thu hoạch và bảo quản. Ảnh hướng của các biện pháp canh tác trước thu hoạch đến sự biến đổi chức năng sinh lý, thành phần sinh hóa sau thu hoạch, các biện pháp xử lý nông sản trước và sau thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Các biện pháp điều khiển hoạt động sinh lý của nông sản trong quá trình bảo quản, sự biến đổi chất lượng nông sản sau thu hoạch.
12. Quản lý cỏ dại: Đa dạng cỏ dai; Tác hại của cỏ dại trong trồng trọt; Đặc tính sinh học của cỏ dại; Biện pháp phòng trừ.
13. Công nghệ cao trong trồng trọt: Các kỹ thuật liên quan đến trồng cây trong nhà có điều khiển; sản xuất nông sản ở qui mô công nghiệp, các vấn đề về chương trình hóa sản xuất cây trồng. Tổ chức và thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
14. Sản xuất cây trồng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Lợi ích và ảnh hưởng của VSATTP đối với đời sống con người và môi trường sinh thái. Những yếu tố môi trường, con người và xã hội tác động đến VSATTP. Vị trí của sản xuất cây trồng trong VSATTP. Cách tiếp cận, phương pháp và biện pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý cây trồng theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống đảm bảo chất lượng VSATTP. Đánh giá sự phù hợp VSATTP của sản phẩm. Vai trò quản lý của Nhà nước về VSATTP. Giới thiệu các mô hình quản lý cây trồng đạt tiêu chuẩn VSATTP.
15. Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt: Các khái niệm về giống cây trồng, lược sử trồng và sử dụng các loại giống cây trồng; Các nhóm giống cây trồng chính và đặc điểm sử dụng; vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt, các tiến bộ kỹ thuật mới trên thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực giống cây trồng...); cơ sở khoa học của ưu thế lai, chọn giống ưu thế lai và kỹ thuật canh tác.
16. Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM): Các vấn đề liên quan đến sản xuất cây trồng và tiêu thụ sản phẩm, quản lý đất và sản xuất cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp IPM.