CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
Ngành: Kinh tế phát triển (Development Economics), Mã số: 9.31.01.05
I. Giới thiệu Học viện Nông nghiệp Viêt Nam và Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
1.1. Thông tin giới thiệu về Học viện
VNUA tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm được thành lập ngày 12/10/1956 là một trong 3 trường đại học đầu tiên của nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Sau quá trình phát triển và đóng góp vượt bậc cho nền nông nghiệp Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình từ tình trạng thiếu lương thực sau chiến tranh thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, ngày 28/3/2014, nhà trường danh dự được Nhà Nước cho mang tên chính thức là VNUA trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tầm nhìn:
VNUA trở thành Đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sứ mạng:
Sứ mạng của VNUA là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
Triết lý giáo dục
Rèn Luyện Hun Đúc nhân tài nông nghiệp (Rèn tư duy sáng tạo; Luyện kỹ năng thành thạo; Hun tâm hồn thanh cao; Đúc ý chí lớn lao) thành nhân tài nông nghiệp.
Cơ cấu tổ chức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện có 15 khoa; 16 đơn vị chức năng; 10 viện nghiên cứu, 2 bệnh viện, 16 trung tâm trực thuộc cấp Học viện và 02 công ty. Các khoa được tổ chức thành các bộ môn và trực tiếp quản lý các môn học trong các chương trình đào tạo.
Đào tạo
Hiện nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang đào tạo 52 ngành trình độ Đại học, 34 ngành trình độ Thạc sĩ và 19 ngành trình độ Tiến sĩ. Từ khi thành lập đến này, đã có trên 100.000 sinh viên, 13.000 thạc sĩ và 660 tiến sĩ tốt nghiệp từ Học viện. Các kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ tốt nghiệp từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang làm việc trên mọi miền đất nước ở các vị trí công tác khác nhau và góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững và nông thôn Việt Nam văn minh, giàu đẹp.
Khoa học công nghệ
Trong giai đoạn 2017-2021, Học viện đã tạo ra 14 giống cây trồng và vật nuôi, 10 tiến bộ kỹ thuật, 02 giải pháp hữu ích và bằng độc quyền sáng chế, nhiều mô hình sản xuất và quản lý mới, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Học viện là cơ sở nghiên cứu đầu tiên tạo ra giống lúa cải tiến, giống lúa lai, cà chua lai, giống lợn lai F1. Học viện ký kết kết nhiều hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tỉnh thành, doanh nghiệp trong cả nước. Bên cạnh đó, Học viện cũng đẩy mạnh công bố các kết quả nghiên cứu, đặc biệt trên các tạp chí quốc tế.
Hợp tác quốc tế
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Học viện xây dựng và có quan hệ hợp tác với hơn 100 trường Đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới như Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, .... Học viện đã đào tạo hơn 247 sinh viên tốt nghiệp đại học, 97 thạc sĩ và 16 tiến sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Mozambique ... Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, Học viện có 279 sinh viên quốc tế học toàn phần và 521 sinh viên trao đổi đến từ các quốc gia như: Lào, Campuchia, Angola, Hàn Quốc, Astralia, Nhật Bản, v.v.
Cán bộ cơ hữu
Đội ngũ viên chức giảng dạy của Học viện có 644 người, trong đó có 11 Giáo sư, 77 Phó Giáo sư, 225 Tiến sĩ và 318 Thạc sĩ (tính đến tháng 4/2021). Tính từ năm 1984 cho đến nay, Nhà nước đã phong tặng 41 Giáo sư, 208 Phó Giáo sư, 8 Nhà giáo Nhân dân và 111 Nhà giáo Ưu tú cho cán bộ giảng dạy của Học viện. Hầu hết số đó là những nhà khoa học đầu ngành trong nước và có uy tín quốc tế.
Cơ sở vật chất và hạ tầng
VNUA phát triển một khuôn viên xanh, thân thiện với môi trường với diện tích gần 200 ha. Học viện đáp ứng đủ cơ sở vật chất và hạ tầng cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao v.v.
Học viện có hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, đáp ứng được các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Với dự án do World Bank tài trợ giai đoạn 2019-2022 với kinh phí 53 triệu USD, Học viện đã và đang triển khai xây dựng mới khu nhà hành chính, thư viện, khu nhà làm việc cho các khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và sự sống, trung tâm xuất sắc với các phòng thí nghiệm và phát triển các mô hình chuyển giao công nghệ.
Chính sách chất lượng của Học viện
Chính sách 1: Lấy sinh viên làm trung tâm
Chính sách 2: Đảm bảo chất lượng là cam kết của lãnh đạo
Chính sách 3: Sự tham gia của mọi người
Chính sách 4: Tiếp cận theo quá trình
Chính sách 5: Quản lý theo hệ thống
Chính sách 6: Cải tiến liên tục
Chính sách 7: Các tiếp cận biện chứng trong việc ra quyết định
Đảm bảo chất lượng bên trong
Học Viện có hệ thống ĐBCL bên trong (IQA) được xây dựng từ năm 1995 theo các yêu cầu của quốc gia. Hệ thống IQA này sau đó được cải tiến theo mô hình ĐBCL của AUN-QA. Hệ thống hiện bao gồm 3 cấp (chiến lược, hệ thống và tác nghiệp). Hệ thống ĐBCL bên trong có cơ chế lấy ý kiến đánh giá và phản hồi của tất cả các bên liên quan thường xuyên và định kỳ để phục vụ việc cải tiến liên tục của Học viện và của Hệ thống này (Phụ lục 3: Sổ tay ĐBCL của VNUA).
Đảm bảo chất lượng bên ngoài
Năm 2017, Học viện đã được Bộ GD&ĐT cấp chứng nhận đạt chuẩn kiểm định của Bộ.
Năm 2018, 02 CTĐT: Khoa học cây trồng và Quản trị kinh doanh nông nghiệp đã được AUN cấp chứng chỉ công nhận đạt chuẩn AUN-QA.
Năm 2021, 04 CTĐT: Chăn nuôi, Khoa học môi trường, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm đã được AUN cấp chứng chỉ công nhận đạt chuẩn AUN-QA.
Link video giới thiệu về Học viện:
https://www.youtube.com/watch?time_continue=22&v=YgPwrsZeFbg&feature=emb_logo
Link website tiếng Anh của Học viện Nông nghiệp: https://eng.vnua.edu.vn/
1.2. Thông tin giới thiệu về khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn (FERD) được thành lập năm 1961, hiện là một trong 15 khoa chuyên ngành của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Với hơn 60 năm xây dựng và phát triển, FERD đã trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước và khu vực.
Hiện tại, FERD có sáu bộ môn 1) Kinh tế, 2) Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, 3) Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, 4) Kế hoạch và Đầu tư, 5) Phát triển nông thôn và 6) Phân tích định lượng và có sự phối hợp với hai cơ quan nghiên cứu có liên quan: 1) Viện kinh tế và phát triển, 2) Viện nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp (Hình 1). Khoa có đội ngũ trợ lý hỗ trợ các hoạt động của Khoa (trợ lý tổ chức; trợ lý đào tạo đại học; trợ lý đào tạo sau đại học, khoa học và hợp tác quốc tế; trợ lý cơ sở vật chất và quản lý thông tin). Khoa còn có các đoàn thể của thành viên trong Khoa (Công đoàn, chi đoàn cán bộ giảng dạy) và sinh viên (Chi hội sinh viên, Liên chi đoàn sinh viên).
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Tầm nhìn của Khoa
Đến năm 2030, Khoa Kinh tế & PTNT trở thành một đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu trong nước và ngang tầm khu vực, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, các sản phẩm và dịch vụ KHCN có uy tín trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nguồn nhân lực và phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Sứ mạng của Khoa
Sứ mạng của Khoa Kinh tế & PTNT là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu sáng tạo, phát triển và chuyển giao tri thức khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý nguồn nhân lực và phát triển nông thôn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và quốc tế.
Giá trị cốt lõi
Hợp tác- Sáng tạo – Chuyên nghiệp
Nhiệm vụ của Khoa
Nhiệm vụ của Khoa là 1) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, quản lý kinh tế, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu của xã hội; 2) Tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về kinh tế, quản lý và phát triển trong nông nghiệp, nông thôn hướng tới phát triển bền vững; 3) Cung cấp các dịch vụ tư vấn, chuyển giao khoa học và công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và phát triển trong nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tổ chức quốc tế, các địa phương và các thành phần kinh tế.
Đào tạo
Là một trong những Khoa trọng điểm của Học viện, qua hơn 60 năm phát triển, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã góp cho đất nước đội ngũ đông đảo các nhà giáo có uy tín, các nhà khoa học đầu ngành, các cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, doanh nhân thành đạt góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang chuyển đổi theo hướng hiện đại và hội nhập. Từ khi thành lập đến nay Khoa đã đào tạo trên 15.000 cử nhân, 4.500 thạc sĩ và 160 tiến sĩ.
Khoa đang có 8 ngành đào tạo Đại học: 1) Kinh tế, 2) Kinh tế đầu tư, 3) Quản lý kinh tế, 4) Kinh tế tài chính, 5) Quản lý và phát triển nguồn nhân lực, 6) Kinh tế số, 7) Kinh tế nông nghiệp và 8) Phát triển nông thôn; 3 ngành đào tạo Thạc sĩ: 1) Kinh tế nông nghiệp, 2) Phát triển nông thôn và 3) Quản lý kinh tế); 3 ngành đào tạo Tiến sĩ: 1) Kinh tế nông nghiệp, 2) Kinh tế phát triển và 3) Quản trị nguồn nhân lực. Bên cạnh các ngành đào tạo tiêu chuẩn, Khoa còn có 2 chương trình đào tạo chất lượng cao đó là Kinh tế Nông nghiệp chất lượng cao và Kinh tế Tài chính chất lượng cao dạy bằng tiếng Anh với chương trình đạt chuẩn quốc tế và khu vực. Ngoài ra Khoa còn đào tạo các lớp vừa làm vừa học, các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn tại Học viện và các địa phương.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế
Nghiên cứu khoa học và dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ cũng là thế mạnh của Khoa. Ngoài các định hướng chuyên môn sâu ở các bộ môn, Khoa còn có 4 nhóm nghiên cứu mạnh là: 1) Chính sách nông nghiệp, 2) Quản lý phát triển nông thôn, 3) Liên kết Kinh tế và Phát triển thị trường và 4) Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường. Các hướng nghiên cứu chính của Khoa tập trung vào: i) Các vấn đề kinh tế vĩ mô, thể chế, chính sách nông nghiệp, nông thôn; ii) Kinh tế và tổ chức sản xuất, iii) Quản lý sử dụng nguồn lực; iv) Kinh tế tài nguyên và môi trường, các vấn đề về biến đổi khí hậu; v) Phát triển thị trường và quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; vi) Khuyến nông và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ cao và kinh tế số; vii) Kinh tế và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; viii) Các vấn đề về phát triển: nghèo đói, bất bình đẳng, giới, việc làm, di cư nông thôn thành thị, sinh kế; ix) Dự báo kinh tế và phát triển; x) Xây dựng, quản lý, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư và phát triển; xi) Xây dựng và phát triển nhãn hiệu và thương hiệu nông sản.
Trong giai đoạn 2017-2022. Khoa đã chủ trì thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước, 2 đề tài cấp bộ, 4 đề tài thuộc quỹ Nafosted, 21 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 13 đề tài hợp tác quốc tế; 42 đề tài cấp cơ sở và 29 đề tài sinh viên NCKH. Đội ngũ giảng viên trong Khoa cũng không ngừng đẩy mạnh việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín ở trong nước và quốc tế. Trong 5 năm qua toàn Khoa đã xuất bản được 405 bài báo, bao gồm 305 bài xuất bản trên các tạp chí trong nước và 100 bài xuất bản trên các tạp chí quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Khoa và của Học viện trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Khoa có quan hệ hợp tác trong nghiên cứu và tư vấn chính sách sâu rộng với các Bộ ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, tổ chức phát triển trong nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Viện nghiên cứu chiến lực chính sách nông nghiệp và Phát triển nông thôn (IPSARD), Viện nghiên cứu rau quả (FAVRI), Viện Chăn nuôi (NIAS)…và nhiều các tổ chức phát triển quốc tế như Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR), Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tổ chức Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ), trường đại học Kyushu, đại học tổng hợp Tokyo, đại học thú ý Obihiro (Nhật Bản), đại học Sydney, đại học Queesnland, và đại học Tây Úc (Úc)Trung tâm Giáo dục Cao học và Nghiên cứu về Nông nghiệp Khu vực Đông Nam Á (SEARCA), Đại học UCC (Aixlen), quĩ hợp tác tiểu vùng sông Mê Kong…..
Về hợp tác quốc tế, Khoa đã thỏa thuận và ký 02 biên bản ghi nhớ về đào tạo và nghiên cứu khoa học với trường Đại học tổng hợp Chiết Giang (Trung Quốc) và trường Đại học nông nghiệp SLU (Thụy Điển). Khoa cũng có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như trường đại học Kyushu (Nhật Bản), đại học Sydney (Úc), đại học Tây Úc (Úc). Hàng năm có nhiều sinh viên quốc tế đến học tập ngắn hạn và dài hạn tại Khoa.
Cán bộ cơ hữu
Đội ngũ cán bộ khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn hiện có 95 cán bộ trong đó có 70 Giảng viên, 20 nghiên cứu viên và cán bộ phục vụ. Khoa hiện có 02 Giáo sư, 9 Phó Giáo sư, 31 Tiến sĩ, 38 Thạc sĩ và 11 cử nhân. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm trên 60%. Nhiều giảng viên của Khoa đạt trình độ quốc tế, năng lực ngoại ngữ tốt. Phần lớn giảng viên và cán bộ nghiên cứu của Khoa được đào tạo bài bản về kinh tế thị trường và khoa học phát triển ở các nước như Philipine, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bungari, Nga, Bỉ, Đức, Pháp, Úc, Newzeland và Mỹ… Hai giáo sư trong Khoa đều đang tham gia trong hội đồng giáo sư ngành Kinh tế của nhà nước.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO, TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG VÀ NHU CẦU XÃ HỘI
Kinh tế phát triển là ngành khoa học kinh tế nghiên cứu về quá trình và các nguồn lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mục tiêu của kinh tế phát triển là hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa và biến đổi toàn cầu. Kinh tế phát triển sử dụng chiến lược quản trị tri thức, hệ thống lý thuyết kinh tế, các phương pháp phân tích kinh tế và hoạch định chính sách, các mô hình toán kinh tế để giải quyết các vấn đề phát triển của ngành, địa phương, quốc gia và quốc tế. Đào tạo kinh tế phát triển là xu hướng nổi bật khi kiến thức của ngành này đáp ứng được yêu cầu rất cao hiện nay trong hoạt động kinh doanh quốc tế, phân tích dữ liệu, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển cấp độ quốc tế, quốc gia, địa phương và doanh nghiệp và các tổ chức phát triển. Có thể khẳng định, đây là một trong những ngành học có tính tổng hợp và ứng dụng cao trong xã hội.
Với tốc độ và bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu nhân lực có kỹ năng, trình độ cao trong lĩnh vực Kinh tế phát triển tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ là rất lớn, đặc biệt là nhân lực có trình độ tiến sĩ.
III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
3.1. Mục tiêu đào tạo
Cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về kinh tế phát triển; có năng lực nghiên cứu độc lập, có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế phát triển; có đạo đức nghề nghiệp; Biết làm việc tập thể, có khả năng hợp tác; Có thể đáp ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội khác.
3.2 Chuẩn đầu ra
3.2.1. Về kiến thức
CĐR 1. Vận dụng tri thức khoa học về chính trị xã hội và nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp và thực tiễn đời sống.
1.1. Áp dụng kiến thức khoa học xã hội trong nghiên cứu, triển khai quản lý phù hợp với nhu cầu xã hội.
1.2. Áp dụng kiến thức khoa học xã hội trong quản lý thuộc lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với văn hóa vùng miền.
CĐR 2. Xác định được các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế trong hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế phát triển
2.1. Lựa chọn được các kiến thức nâng cao về kinh tế phát triển và các công cụ tiên tiến, hiện đại trong nghiên cứu, các phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện tốt các nghiên cứu về kinh tế phát triển
2.2. Lựa chọn được các kiến thức nâng cao về đánh giá tác động, phân tích chi phí lợi ích, chiến lược kế hoạch phát triển, quản lý nguồn lực để thẩm định, triển khai thực hiện, đánh giá các chương trình dự án các cấp, xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ trung ương đến cơ sở, quản lý tốt các nguồn lực quốc gia, quản lý hiệu quả và bền vững môi trường.
CĐR 3. Hệ thống hóa các kiến thức chuyên sâu về kinh tế phát triển
3.1. Lựa chọn được các kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kinh tế phát triển, kết hợp với các hiểu biết sâu về thực tiễn để, giải quyết các vấn đề mới,
3.2. Hoàn thiện được các lý thuyết, bổ sung các phương pháp mới trong nghiên cứu kinh tế phát triển, đóng góp hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh tế xã hội
3.2.2. Về kỹ năng
CĐR 4. Sử dụng tiếng Anh đạt B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu.
4.1. Sử dụng tiếng Anh phù hợp với bối cảnh giao tiếp học thuật và giao tiếp xã hội.
4.2. Sử dụng tiếng Anh trong viết báo cáo khoa học.
CĐR 5. Xây dựng các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế phát triển
5.1. Thuần thục sử dụng các công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá, đề xuất các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế phát triển.
5.2. Thuần thục sử dụng các công cụ phân tích và dự báo và đề xuất chính sách và giải pháp trong lĩnh vực phát triển và kinh tế phát triển.
5.3. Thuần thục sử dụng các công cụ xây dựng, đánh giá, phản biện, khuyến cáo, chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
CĐR 6. Quản lý các dự án nghiên cứu kinh tế phát triển.
6.1. Phối hợp và tổ chức thực hiện các đề tài và chương trình nghiên cứu kinh tế phát triển với vai trò lãnh đạo; có đủ năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn liên quan đến kinh tế phát triển.
3.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR7. Phát triển sự chủ động nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng
7.1. Hình thành thái độ chủ động trong nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng.
7.2. Hình thành ý thức trách nhiệm giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng.
CĐR 8. Phát triển sự say mê nghiên cứu lĩnh vực kinh tế phát triển.
8.1. Phát triển sự say mê nghiên cứu lĩnh vực kinh tế phát triển.
8.2. Hình thành trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế phát triển.
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
4.1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ (Quyết định số 3989/QĐ-HVN ngày 12 tháng 08 năm 2021 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
4.2. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp
Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp là ngành có mã số cấp IV trong chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định của Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 và Quyết định 740/QĐ-BGDĐT ngày 9/3/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể các chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế học, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Kinh tế tài chính), Kinh tế nông nghiệp, Quản trị- quản lý (Quản trị nhân lực, Quản lý kinh tế).
4.2.2. Ngành gần
Gồm 3 nhóm:
Nhóm I: Luật (Luật kinh tế, Luật quốc tế), Kế toán- Kiểm toán, Tài chính- Ngân hàng, Bảo hiểm, Kinh doanh (Quản trị kinh doanh), Quản trị- Quản lý (Quản lý khoa học và công nghệ, Chính sách công, Quản lý công) Marketing, Kinh tế nguồn nhân lực, Kinh doanh quốc tế, Phát triển nông thôn.
Nhóm II: Các ngành còn lại: Kinh tế học (Kinh tế chính trị), Khoa học chính trị (Chính trị học, Quan hệ quốc tế), Xã hội học và Nhân học (Xã hội học, dân tộc học), Khu vực học và văn hóa học (Quản lý văn hóa), Kinh doanh (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh doanh thương mại), Quản trị- Quản lý (Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý công nghiệp, Quản lý năng lượng), Khoa học môi trường (Khoa học môi trường), Thống kê, Nông nghiệp (Khoa học đất, Chăn nuôi, Khoa học cây trồng, Di truyền và chọn giống cây trồng, Bảo vệ thực vật, Hệ thống nông nghiệp), Lâm nghiệp (Lâm học, Quản lý tài nguyên rừng), Thủy sản (Nuôi trồng thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản), Thú y, Môi trường và bảo vệ môi trường (Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý đất đai), Khoa học giáo dục (Quản lý giáo dục), Công tác xã hội, Kiến trúc và qui hoạch (Qui hoạch vùng và đô thị, Quản lý đô thị và công trình)
Nhóm III: Các ngành khác
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Khung chương trình đào tạo
TT
|
Nội dung
|
Số tín chỉ
|
Loại học phần
|
Điều kiện tiên quyết
|
1
|
Học phần bổ sung
|
-
|
-
|
Theo quy định
|
2
|
Học phần trình độ tiến sĩ
|
10
|
Bắt buộc/
Tự chọn
|
Đã học xong các học phần bổ sung (nếu có)
|
3
|
Tiểu luận tổng quan
|
4
|
Bắt buộc
|
Đã học xong các học phần trình độ tiến sĩ
|
4
|
Chuyên đề tiến sĩ
|
3
|
Bắt buộc
|
5
|
Chuyên đề tiến sĩ
|
3
|
Bắt buộc
|
6
|
Luận án tiến sĩ
|
70
|
|
|
6.1
|
Học phần luận án 1
|
14
|
Bắt buộc
|
Đã hoàn thành học phần luận án liền trước
|
6.2
|
Học phần luận án 2
|
14
|
Bắt buộc
|
6.3
|
Học phần luận án 3
|
14
|
Bắt buộc
|
6.4
|
Học phần luận án 4
|
14
|
Bắt buộc
|
6.5
|
Học phần luận án 5
|
14
|
Bắt buộc
|
6.6
|
Học phần luận án 6
|
1
|
Tự chọn
|
Đã hoàn thành học phần luận án liền trước; Để duy trì tình trạng NCS
|
5.2. Học phần bổ sung
5.2. Học phần bổ sung
Đối với nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ: Căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ thạc sĩ ngành phù hợp từ 10 năm trở lên tính đến ngày xét tuyển phải học bổ sung 6 tín chỉ; tốt nghiệp ngành gần dưới 10 năm phải học bổ sung 9 tín chỉ và 15 tín chỉ nếu tốt nghiệp từ 10 năm trở lên.
Đối với nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp nhưng chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ nhưng thuộc ngành khác so với ngành đăng ký dự tuyển: Các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ đại học theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành (đối với nghiên cứu sinh chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ) và các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành tương ứng hiện hành, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn; có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của chương trình đào tạo.
Học phần bổ sung cho từng nghiên cứu sinh do người hướng dẫn, bộ môn quản lý đề xuất, khoa chuyên môn thông qua và làm văn bản trình Giám đốc Học viện ra quyết định.
Điểm hoàn thành học phần bổ sung là từ 5,5 trở lên
5.3. Học phần tiến sĩ
TT
|
Mã
|
Tên học phần
|
Tên tiếng Anh
|
Tổng số TC
|
BB
|
TC
|
I. HỌC PHẦN TIẾN SĨ
|
10
|
6
|
4
|
1
|
PTN8102
|
Kinh tế và phát triển bền vững
|
Economics and Sustainable Development
|
2
|
x
|
|
2
|
KTM8101
|
Phân tích chi phí- lợi ích nâng cao
|
Advanced cost - benefit Analysis
|
2
|
x
|
|
3
|
KDT8101
|
Ứng dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng trong nghiên cứu kinh tế
|
Aplication of Qualitative and Quantitative methods in Economic Research
|
2
|
x
|
|
4
|
KNN8101
|
Nghiên cứu và Phát triển (R&D)
|
Research and Development
|
2
|
|
x
|
5
|
KNN8102
|
Phát triển nông nghiệp và Hội nhập
|
Agricultural Development and Integration
|
2
|
|
x
|
6
|
KTL8103
|
Đánh giá tác động nâng cao
|
Advanced Impact Evaluation
|
2
|
|
x
|
7
|
KTL8101
|
Tổ chức và hoạt động của thị trường
|
Market organization and operation
|
2
|
|
x
|
8
|
KTL8102
|
Ứng dụng lý thuyết ứng xử trong phân tích kinh tế-xã hội
|
Aplication of behavioral theory in socio economic analysis
|
2
|
|
x
|
9
|
KDT8102
|
Phân tích năng lực cạnh tranh
|
Analysis of competitive capability
|
2
|
|
x
|
10
|
KT8101
|
Kinh tế vùng
|
Regional Economics
|
2
|
|
x
|
11
|
PTN8103
|
Chuyên đề kinh tế phát triển
|
Seminar on Development Economics
|
2
|
|
x
|
II. TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ
|
10
|
4
|
6
|
1
|
KPT8101
|
Tiểu luận tổng quan
|
Literature review essays
|
4
|
x
|
|
2
|
KPT8102
|
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ 1
|
DOCTORAL TOPIC 1
|
3
|
|
x
|
3
|
KPT8103
|
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ 2
|
DOCTORAL TOPIC 2
|
3
|
|
x
|
III. LUẬN ÁN
|
70
|
|
|
1
|
KPT8901
|
Học phần Luận án 1
|
Doctoral Thesis task 1
|
14
|
x
|
|
2
|
KPT8902
|
Học phần Luận án 2
|
Doctoral Thesis task 2
|
14
|
x
|
|
3
|
KPT8903
|
Học phần Luận án 3
|
Doctoral Thesis task 3
|
14
|
x
|
|
4
|
KPT8904
|
Học phần Luận án 4
|
Doctoral Thesis task 4
|
14
|
x
|
|
5
|
KPT8905
|
Học phần Luận án 5
|
Doctoral Thesis task 5
|
14
|
x
|
|
6
|
KPT8906
|
Hoàn thiện Luận án 1
|
Thesis 1
|
1
|
|
x
|
6
|
KPT8907
|
Hoàn thiện Luận án 2
|
Thesis 2
|
1
|
|
x
|
6
|
KPT8908
|
Hoàn thiện Luận án 3
|
Thesis 3
|
1
|
|
x
|
6
|
KPT8909
|
Hoàn thiện Luận án 4
|
Thesis 4
|
1
|
|
x
|
Đánh giá theo thang điểm 10 và thực hiện theo Quy định dạy và học trình độ đại học.
Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7,0 trở lên. Nghiên cứu sinh được phép học cải thiện để hoàn thành học phần theo quy định.
5.4. Tiểu luận tổng quan và chuyên đề
Tiểu luận tổng quan (4 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
Chuyên đề tiến sĩ (2 chuyên đề, mỗi chuyên đề là 3 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, giúp nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết một số nội dung cụ thể của luận án tiến sĩ.
Điểm hoàn thành tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ là từ 7,0 trở lên
5.5. Luận án
Luận án tiến sĩ có khối lượng tối thiểu 70 tín chỉ, được chia thành 5 học phần luận án bắt buộc, mỗi học phần là 14 tín chỉ, và các học phần luận án tự chọn có dung lượng 1 tín chỉ được áp dụng trong trường hợp nghiên cứu sinh đã hoàn thành các học phần luận án bắt buộc nhưng cần tiếp tục hoàn thiện luận án trước khi bảo vệ luận án cấp Học viện.
VI. DANH MỤC HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sinh có thể chọn 1 trong các hướng nghiên cứu để tiến hành thực hiện đề tài luận án:
STT
|
Chủ đề nghiên cứu
|
Tên tiếng Anh
|
1
|
Tăng trưởng, phát triển, phát triển bền vững
|
Growth, development and sustainable development
|
2
|
Học thuyết phát triển, các mô hình phát triển
|
Development doctrine and models
|
3
|
Nguồn lực quốc gia, cách mạng công nghiệp và sự phát triển
|
National resources, industrial revolutionand development
|
4
|
Môi trường, biến đổi khí hậu và sự phát triển
|
Environment, climate change and development
|
5
|
Kinh tế nguồn lực, kinh tế sản xuất
|
Resource and production economics
|
6
|
Các vấn đề kinh tế xã hội và sự phát triển
|
Soci-economic issues and development
|
7
|
Phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn
|
Community development, rural development
|
8
|
Phát triển kinh tế xã hội vùng/địa phương
|
Socio-Economic development of regions / local areas
|
9
|
Các tổ chức kinh tế xã hội
|
Socio-economic organizations
|
10
|
Sinh kế, mạng lưới an sinh và phát triển bền vững
|
Livelihoods, safety net and sustainable development
|
11
|
Thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầuvà phát triển
|
Trade, global supply chain and development
|
12
|
Kinh tế thế giới/kinh tế các nước Asia
|
World economy / Asian economies
|
13
|
Phát triển kinh tế các ngành
|
Sectoral economic development
|
14
|
Các thành phần kinh tế và phát triển
|
Economic actors and development
|
15
|
Chiến lược, chính sách phát triển quốc gia/vùng/địa phương
|
Strategy and development policies for a nation/regions/local areas
|
16
|
Quan hệ, hội nhập quốc tế và phát triển
|
International relations, integration and development
|
17
|
Chính sách, thể chế
|
Policies, institutions
|
18
|
Tài chính
|
Finance
|
19
|
Quản lý rủi ro và bảo hiểm
|
Risk management and Insurance
|