CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
Ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng (Genetics and Plant breeding)
Mã số: 9 62 01 11
I. GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN, KHOA NÔNG HỌC
1.1. Giới thiệu về Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) được thành lập năm 1956. Từ đó đến nay Học viện đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức và tên gọi. Học viện hiện là trường đại học trọng điểm và dẫn đầu của Việt Nam về đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ đóng góp cho sự phát triển bền vững, hiện đại hoá và đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.1. Tầm nhìn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.1.2. Sứ mạng
Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
1.1.3. Giá trị cốt lõi
ĐOÀN KẾT - ĐẠO ĐỨC - ĐI ĐẦU - ĐÁP ỨNG - ĐẲNG CẤP
- Đoàn kết (Solidarity): đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi.
- Đạo đức (Morality): trên nền tảng đạo đức tiến bộ và đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Đi đầu (Advancement): phấn đấu đi đầu về đào tạo và khoa học công nghệ.
- Đáp ứng (Response): nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội.
- Đẳng cấp (Transcendence): bằng các sản phẩm có đẳng cấp vượt trội.
1.1.4. Triết lý giáo dục của Học viện
RÈN LUYỆN HUN ĐÚC NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP TƯƠNG LAI
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tin rằng thông qua quá trình RÈN tư duy sáng tạo, LUYỆN năng lực thành thạo, HUN tâm hồn thanh cao, ĐÚC ý chí lớn lao sẽ giúp sinh viên khi ra trường trở thành các NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP để phát triển bền vững nền nông nghiệp của Việt Nam và đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức
Học viện có 14 khoa; 16 đơn vị chức năng; 5 viện nghiên cứu, 14 trung tâm trực thuộc cấp Học viện và 02 công ty. Đội ngũ nhân lực của Học viện không ngừng tăng, tổng số cán bộ viên chức toàn Học viện là 1303 người với 635 giảng viên trong đó có 11 giáo sư (GS), 77 phó giáo sư (PGS), 258 tiến sĩ (TS)
1.1.6. Đào tạo
Học viện đào tạo 55 ngành trình độ đại học, 22 ngành trình độ ThS và 16 ngành trình độ TS. Từ khi thành lập đến này, đã có trên 100.000 sinh viên, 10.000 thạc sĩ và 600 tiến sĩ tốt nghiệp từ Học viện.
1.1.7. Khoa học công nghệ
Trong giai đoạn 2015-2020, Học viện đã xuất bản được trên 785 bài báo quốc tế và 1694 bài báo trong nước, thực hiện 63 dự án quốc tế và 14 đề tài cấp quốc gia và 146 đề tài cấp bộ và tương đương. Học viện đã tạo ra 18 giống cây trồng và vật nuôi, 5 tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích và bằng độc quyền sáng chế, nhiều mô hình sản xuất và quản lý mới, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Học viện ký kết nhiều hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tỉnh thành, doanh nghiệp trong cả nước.
1.1.8. Hợp tác quốc tế
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Học viện xây dựng và có quan hệ hợp tác với gần 150 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới như Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc,... Học viện đã đào tạo hơn 297 sinh viên tốt nghiệp đại học, 122 thạc sĩ và tiến sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Mozambique... Giai đoạn 2015-2020, Học viện có đã có 249 sinh viên quốc tế đến Học viện và 261 sinh viên Học viện tham gia các chương trình trao đổi.
1.2. Giới thiệu về khoa Nông học
Khoa Nông học được thành lập cùng với Học viện vào tháng 10 năm 1956. Tính đến nay, Khoa khoa có 10 bộ môn chuyên môn và 3 trung tâm trực thuộc khoa với 93 cán bộ công nhân viên và 15 cán bộ thuộc các trung tâm, trong đó có 03 Giáo sư, 16 Phó Giáo sư, 33 Tiến sỹ, 24 Thạc sỹ, 02 Kỹ sư, 15 Nghiên cứu viên và 15 Cán bộ phục vụ. Trong số cán bộ giảng dạy ở Khoa có trên 80% Giảng viên trẻ được đi đào tạo chính quy ở các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Phillippine.
Tầm nhìn
Đến năm 2030, FoA trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực với chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học không ngừng được nâng cao; cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực xuất sắc để thực hiện tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội và chia sẻ tri thức cho nhân loại.
Sứ mạng
1. Đào tạo đội ngũ kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Nông nghiệp có năng lực chuyên môn vững, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và khu vực.
2. Thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu và hợp tác với các nhà khoa học trong nước, khu vực và quốc tế về lĩnh vực Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật và Công nghệ nông nghiệp tiên tiến.
3. Phát minh, cải tiến, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật/công nghệ vào thực tiễn sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường của Việt Nam và khu vực.
Giá trị cốt lõi
Đoàn kết - Đạo đức - Đam mê- Sáng tạo - Linh hoạt
Triết lý giáo dục của khoa
Triết lý giáo dục của Khoa là phát triển toàn diện người học về tri thức và đạo đức, tư duy sáng tạo, toàn tâm toàn ý cho học tập suốt đời thông qua quá trình học tập trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực Nông nghiệp.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGÀNH ĐÀO TẠO, TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG VÀ NHU CẦU XÃ HỘI
Chương trình đào tạo chuyên ngành Di truyền và Chọn giống cây trồng trình độ Tiến sĩ của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam có tầm quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển của nông nghiệp hiện đại. Ngành giống cây trồng đã cung cấp những bộ giống phong phú có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng cho sản xuất và được đánh giá rất cao trong nhóm ngành nông nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng, thiên tai, dịch bệnh… ngành giống cây trồng luôn có những đóng góp to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Ngành giống cây trồng hay còn gọi là ngành Di truyền và Chọn giống cây trồng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra đời cách đây hơn 50 năm đã tiếp thu được những tinh hoa vĩ đại của thế giới và đã đạt được những thành tựu nhiều thành tích trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, đóng góp quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền nông nghiệp của nước nhà.
Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo ngành có chuyên môn vững vàng và giàu nhiệt huyết. Hầu hết đều là các giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ đầu ngành trong cả nước, được đào tạo từ các quốc gia có nền khoa học tiên tiến trên thế giới như Nga, Úc, Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Trung Quốc. Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy và kiến thức luôn được đổi mới và cập nhật theo xu hướng phát triển của thế giới.
Cơ sở vật chất khang trang với các phòng học lý thuyết, thực hành, phòng thí nghiệm với trang thiết bị tiên tiến và hiện đại cùng với khu thí nghiệm đồng ruộng đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo, NCKH của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên.
III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
3.1. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Chương trình xây dựng nhằm cung cấp cho người học kiến thức nâng cao và chuyên sâu về di truyền và chọn giống cây trồng; đóng góp và sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Cung cấp các kiến thức di truyền phân tử, công cụ di truyền ứng dụng trong chọn tạo giống, các phương pháp chọn giống theo tính trạng mục tiêu như chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại, chọn giống chất lượng, di truyền và chọn giống ưu thế lai.
3.2. Chuẩn đầu ra
3.2.1. Kiến thức
CĐR 1: Tổng hợp kiến thức chuyên môn chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện trong tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực di truyền và chọn giống cây trồng.
CĐR 2: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp luận để thiết lập chương trình nghiên cứu về lĩnh vực di truyền và chọn giống cây trồng.
CĐR 3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu để tìm ra những phát hiện mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
CĐR 4: Vận dụng kiến thức về pháp luật, tổ chức quản lý và điều hành, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chọn tạo giống, sản xuất hạt giống và phát triển giống cây giống đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn Việt Nam.
3.2.2. Kỹ năng
CĐR 5: Đưa ra được giải pháp sáng tạo phù hợp để giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực di truyền và chọn giống cây trồng và trồng trọt.
CĐR 6: Phát triển tri thức mới trong lĩnh vực di truyền và chọn giống cây trồng, trồng trọt.
CĐR 7:Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực di truyền và chọn giống cây trồng và trồng trọt.
CĐR 8: Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương.
- Tóm tắt và giải thích được nội dung của báo cáo, trình bày được chủ đề liên quan đến chuyên môn; Viết được báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành liên quan đến khoa học cây trồng và di truyền chọn taọ giống cây trồng; Giao tiếp tốt, trình bày ý kiến rõ ràng, bảo vệ được quan điểm và phản biện được một vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực di truyền và chọn giống cây trồng và trồng trọt.
3.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR 9: Sáng tạo trong giải quyết công việc chuyên môn; có tư duy biện chứng và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và tổng hợp, đưa ra được các đề xuất, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới trong lĩnh vực Di truyền và chọn giống cây trồng.
CĐR 10: Chủ động không ngừng học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần và trách nhiệm phục vụ xã hội; thích nghi tốt trong môi trường làm việc và hội nhập quốc tế.
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
4.1. Đối tượng đào tạo và điều kiện dự tuyển
Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
4.2. Ngành dự tuyển
4.2.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp
Di truyền chọn giống cây trồng, Trồng trọt, Khoa học cây trồng, Cử nhân nông nghiệp, Rau hoa quả, Nông nghiệp công nghệ cao, Sinh học, Nông học.
4.2.2 Ngành/chuyên ngành gần
Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học, Sinh học, Lâm sinh, Lâm học, Thủy nông và cải tạo đất, Kỹ thuật tưới tiêu, Kỹ thuật tài nguyên nước, Sư phạm kỹ thuật, Khoa học đất, Thổ nhưỡng, Quản lý dinh dưỡng cây trồng.
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Khung chương trình đào tạo
TT
|
Khối kiến thức
|
Số tín chỉ
|
1
|
Kiến thức bắt buộc chung
|
6
|
2
|
Kiến thức tự chọn
|
8
|
3
|
Tiểu luận tổng quan
|
2
|
4
|
Chuyên đề
|
4
|
5
|
Luận án
|
70
|
5.1
|
Học phần luận án 1 (Đề cương nghiên cứu
|
14
|
5.2
|
Học phần luận án 2 (Nội dung nghiên cứu 1 và 2)
|
14
|
5.3
|
Học phần luận án 3 (Nội dung nghiên cứu 3 và nội dung còn lại)
|
14
|
5.4
|
Học phàn luận án 4 (Thẩm định luận án)
|
14
|
5.5
|
Học phần luận án 5 (Bảo vệ luận án cấp Bộ môn
|
14
|
5.6
|
Học phần luận án 6
|
1
|
|
Cộng
|
90
|
5.2. Học phần bổ sung
Đối với nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ: Căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ thạc sĩ ngành phù hợp từ 10 năm trở lên tính đến ngày xét tuyển phải học bổ sung 6 tín chỉ; tốt nghiệp ngành gần dưới 10 năm phải học bổ sung 9 tín chỉ và 15 tín chỉ nếu tốt nghiệp từ 10 năm trở lên.
Đối với nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp nhưng chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ nhưng thuộc ngành khác so với ngành đăng ký dự tuyển: Các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ đại học theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành (đối với nghiên cứu sinh chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ) và các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành tương ứng hiện hành, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn; có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của chương trình đào tạo.
Học phần bổ sung cho từng nghiên cứu sinh do người hướng dẫn, bộ môn quản lý đề xuất, khoa chuyên môn thông qua và làm văn bản trình Giám đốc Học viện ra quyết định.
Điểm hoàn thành học phần bổ sung là từ 5,5 trở lên
5.3. Học phần tiến sĩ
TT
|
Mã
|
Tên học phần
|
Tên tiếng Anh
|
Tổng số TC
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
BB
|
TC
|
HỌC PHẦN TIẾN SĨ
|
|
|
|
|
|
1
|
DTC8102
|
Di truyền phát triển và Kiểm soát các tiềm năng thích ứng ở cây trồng
|
Developmental genetics and control of adaptive potentials in crop plants
|
3
|
|
|
x
|
|
2
|
DTC8103
|
Ứng dụng công nghệ di truyền trong chọn giống cây trồng nâng cao
|
Application of genetic technology in advanced plant breeding
|
3
|
|
|
x
|
|
3
|
DTC8104
|
Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng
|
Management and utilization of plant germplasm for breeding
|
2
|
|
|
|
x
|
4
|
DTC8105
|
Cơ sở di truyền và chọn giống kháng sâu, bệnh
|
Genetics and breeding crops for resistance to insect pests and diseases
|
2
|
|
|
|
x
|
5
|
DTC8106
|
Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận
|
Genetics and breeding crops for tolerance to abiotic stresses
|
2
|
|
|
|
x
|
6
|
DTC8107
|
Quản lý chương trình tạo giống cây trồng
|
Management of plant breeding programs
|
2
|
|
|
|
x
|
7
|
DTC8108
|
Di truyền và chọn giống cây trồng chất lượng cao
|
Genetics and breeding crops for high quality
|
2
|
|
|
|
x
|
8
|
DTC8109
|
Di truyền chọn giống cây trồng năng suất cao
|
Genetics and breeding crops for high yield
|
2
|
|
|
|
x
|
9
|
RAQ8101
|
Công nghệ cao trong trồng trọt
|
High technology in plant cultivation
|
2
|
|
|
|
x
|
10
|
BCY8101
|
Những tiến bộ mới trong quản lý bệnh hại
|
Advances in Plant Disease Management
|
2
|
|
|
|
x
|
Đánh giá theo thang điểm 10 và thực hiện theo Quy định dạy và học trình độ đại học.
Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7,0 trở lên. Nghiên cứu sinh được phép học cải thiện để hoàn thành học phần theo quy định.
5.4. Tiểu luận tổng quan và chuyên đề
Tiểu luận tổng quan (4 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
Chuyên đề tiến sĩ (2 chuyên đề, mỗi chuyên đề là 3 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, giúp nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết một số nội dung cụ thể của luận án tiến sĩ.
Điểm hoàn thành tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ là từ 7,0 trở lên
5.5. Luận án
Luận án tiến sĩ có khối lượng tối thiểu 70 tín chỉ, được chia thành 5 học phần luận án bắt buộc, mỗi học phần là 14 tín chỉ, và các học phần luận án tự chọn có dung lượng 1 tín chỉ được áp dụng trong trường hợp nghiên cứu sinh đã hoàn thành các học phần luận án bắt buộc nhưng cần tiếp tục hoàn thiện luận án trước khi bảo vệ luận án cấp Học viện.
VI. DANH MỤC HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở di truyền và chọn giống cây trồng ưu thế lai (Genetics and breeding for heterosis): Khái niệm các nhóm giống lai. Cơ sở di truyền của ưu thế lai (các mô hình tương tác gen và phân tích genome). Các khả năng kết hợp và ước lượng biểu hiện ưu thế lai. Tạo giống ưu thế lai theo các hướng đề ra ở đối tượng cây trồng.
Genetics and breeding for heterosis: Concept of hybrid variety. The genetic basis of hybridization (gene interaction models and genome analysis). Combinability abilities and hybrid dominance expression estimation. Create hybrid dominant varieties according to the directions set out in plant objects.
Di truyền hệ thống bất thụ, bất dục đực, tự bất hợp (SI) và đơn tính cái (Gy) ứng dụng trong công nghệ sản xuất hạt lai F1 (Application of self-incompatibility, male sterility and gynoecy in F1 hybrid seed production): Kiểm soát di truyền các dòng bất thụ và khả năng ứng dụng trong chọn giống lai. Kiểm soát di truyền các hệ thống bất dục đực do gen nhân và tế bào chất. Tạo các dòng bất dục đực do gen nhân kiểm soát mẫn cảm với yếu tố môi trường (hệ thống hai dòng). Tạo các dòng bất dục tế bào chất và dòng duy trì (dòng A, B trong hệ thống ba dòng). Nâng cao hiệu quả sản xuất hạt lai khi sử dụng các dòng mẹ bất dục đực.
Các dạng tự bất hợp và kiểm soát di truyền của chúng. Các phương pháp tạo các dòng tự bất hợp. Chọn lọc và nhân các dòng tự bất hợp trong sản xuất hạt lai. Hiện tượng đơn tính cái, kiểm soát di truyền và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai. Duy trì dòng đơn tính cái và sử dụng trong sản xuất hạt lai ở đối tượng cây trồng.
Application of self-incompatibility, male sterility and gynoecy in F1 hybrid seed production:Genetic control of sterile lines and applicability in hybrid variety breeding. Genetic control of nuclear and cytoplasmic male sterility systems. Generation of nuclear-controlled male sterility lines sensitive to environmental factors (two-line system). Generate cytoplasmic sterility lines and maintainer lines (lines A, B in a three-line system). Improve the efficiency of hybrid seed production when using male sterile maternal lines.
Self-incompatibility and their genetic control. Methods for generating self-incompatible lines. Selection and multiplication of self-incompatible lines in hybrid seed production. Female monogamy, genetic control and the influence of foreign factors. Maintenance of female monogamous lines and use in hybrid seed production in plant species.
Đa dạng di truyền và khai thác nguồn gen thực vật hoang dại (Genetic diversity and utilization of wild plant gerplamsm): Các loài, loài phụ lân cận (xung quanh loài trồng trọt) và những đặc điểm giá trị của chúng - mục tiêu cho khai thác. Đa dạng di truyền trong loài trồng trọt- các nguồn gen bản địa, nguồn gen chọn lọc thích ứng,…giá trị nhằm sử dụng cho các mục tiêu chọn tạo giống. Đánh giá, phát hiện các tính trạng trong tập đoàn theo hình thái, chỉ thị phân tử. Đánh giá độ xa cách di truyền của nguồn vật liệu.
Genetic diversity and utilization of wild plant gerplamsm: Species and subspecies (around cultivated species) and their valuable characteristics - targets for exploitation. Genetic diversity in crop species - indigenous genetic resources, adaptive selective genetic resources, etc., valuable for use for breeding purposes. Evaluation and detection of traits in groups according to morphology, and molecular markers. Evaluation of the genetic distance of the source material.
Chọn lọc tế bào và sử dụng các biến dị dòng soma ở cây trồng (Cell selection and utilization of somaclonal variations in crop breeding): Các nguyên nhân và cơ chế gây tăng các biến dị dòng tế bào soma ở hệ thống nuôi cấy thông dụng. Các phương pháp tạo các đột biến ở hệ thống in vitro. Các phương pháp chọn lọc tế bào in vitro. Đánh giá, phân lập các biến dị ở quần thể cây tái sinh và khả năng ứng dụng.
Cell selection and utilization of somaclonal variations in crop breeding: Causes and mechanisms of increased somatic cell line variants in tissue culture systems. Methods for generating mutations in in vitro systems. In vitro cell selection methods. Evaluation and isolation of variations in regenerative populations and applicability.
Ứng dụng vô phối trong chọn giống và nhân giống cây trồng (Application of apomixis in plant breeding and seed production): Dòng đơn bội (H), đơn bội kép (DH)- công cụ giá trị trong nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống. Các phương pháp tạo các dòng H/DH thông qua sinh sản vô phối. Cây kích tạo đơn bội và khả năng ứng dụng. Nuôi cấy tiểu bào tử tạo cây D/DH và khả năng ứng dụng.
Application of apomixis in plant breeding and seed production: Haploid (H), double haploid (DH) lines - valuable tools in genetic research and breeding. Methods of generating H/DH lines through asexual reproduction. Induced haploid lines and applicability. Cultivation of microspores to create D/DH plants and applicability.
Kỹ thuật biến nạp di truyền và thành tựu chọn tạo giống cây trồng (Genetic transformation and achievements in crop breeding): Các vector trong chuyển gen. Các hệ thống nuôi cấy - tái sinh cây và nâng cao hiệu quả của các phương pháp chuyển nạp. Thu nhập và các phương pháp đánh giá cây chuyển gen. Một số thành tựu và khả năng ứng dụng cho chọn giống theo mục tiêu đề ra.
Genetic transformation and achievements in crop breeding: Vectors in gene transfer. Culture systems - regenerate plants and improve the efficiency of transformation methods. Methods of evaluating transgenic plants. Some achievements and applicability for selective breeding according to target objectives.
Đột biến tạo giống cây trồng năng suất, chất lượng và kháng bệnh (Plant mutation breeding for yield, quality and disease resistance): Các tác nhân vật lý, hóa học gây đột biến hiệu quả. Nâng cao hiệu quả của các phương pháp xử lý gây tạo các đột biến ở cây trồng. Các phương pháp chọn giống đột biến ở nhóm cây nhân giống vô tính và ở nhóm cây tự thụ phấn, một số thành tựu và khả năng phát triển.
Plant mutation breeding for yield, quality and disease resistance: Effective mutagenic physical and chemical agents. Improve the effectiveness of treatments that cause mutations in plants. Mutation breeding methods in the group of asexual plants and in the group of self-pollinated plants, some achievements and development possibilities.
Sử dụng lai xa trong khai thác tính trạng mục tiêu đặc biệt (Interspecific hybridization for target traits): Loài trồng trọt trong hệ thống các loài, loài phụ lân cận và những đặc điểm giá trị của chúng nhằm khai thác. Các phương pháp nâng cao hiệu quả thụ tinh và thu nhận phôi trưởng thành, con lai xa. Các phương pháp tăng hiệu quả thu nhận các tái tổ hợp mong muốn. Thu nhận dòng nhập gen mục tiêu thông qua lai trở lại.
Đánh giá các tính trạng liên quan tới chất lượng hình thái (thương trường), chất lượng ăn uống (thử nếm), chất lượng hóa sinh – dinh dưỡng ở đối tượng cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/ QTL kiểm tra các tính trạng liên quan chất lượng. Các phương pháp chọn tạo giống chất lượng truyền thống và hiện đại và một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/ QTL kiểm tra các tính trạng liên quan chất lượng.
Interspecific hybridization for target traits: Cultivated species in the system of plant species and sub-species and their valuable characteristics for exploitation. Methods to improve fertilization efficiency and obtain mature embryos and outcrossed offspring. Methods to increase efficiency obtain desired recombinations. Acquisition of the target gene input line through backcrossing. Evaluation of traits related to morphological quality (market), food quality (taste), biochemical and nutritional quality in plant species. Study of genetic control, gene-linked molecular markers/QTLs to examine quality-related traits. Traditional and modern quality breeding methods and some achievements in plant species. Study of genetic control, gene-linked molecular markers/QTLs to examine quality-related traits.
Di truyền và chọn giống cây trồng chất lượng cao (Genetics and breeding industrial plant for high quality): Đánh giá các tính trạng liên quan tới chất lượng hình thái (thương trường), chất lượng ăn uống (thử nếm), chất lượng hóa sinh – dinh dưỡng ở đối tượng cây trồng, một số đặc điểm liên quan chất lượng đặc sản. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra các tính trạng liên quan chất lượng. Các phương pháp chọn tạo giống chất lượng truyền thống và hiện đại và một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây công nghiệp.
Genetics and breeding industrial plant for high quality: Evaluation of traits related to morphological quality (market quality), food quality (taste), biochemical - nutritional quality in plant species, some characteristics related to specialty quality. Genetic control study, gene-linked molecular markers/QTLs to check quality related traits. Traditional and modern quality breeding methods and some achievements in industrial plants.
Di truyền chọn giống kháng bệnh do tác nhân nấm gây hại (Genetics and breeding crops for resistance to fungal diseases): Đặc điểm biến động di truyền của nguồn gây bệnh (các chủng, các isolate). Kiểm soát di truyền tính kháng bệnh (định tính, định lượng) ở cây trồng. Các marker phân tử liên kết gen/QTL kiểm soát tính kháng bệnh nấm ở cây trồng. Các phương pháp chọn tạo giống kháng bệnh nấm truyền thống và hiện đại, một số thành tựu thu được ở đối tượng cây trồng.
Genetics and breeding crops for resistance to fungal diseases: Characterization of genetic variation of pathogens (strains, isolates). Genetic control of disease resistance (qualitative, quantitative) in crops. Gene/QTL-linked molecular markers control fungal disease resistance in plants. Traditional and modern methods of breeding resistant to fungal diseases, some achievements have been obtained in plant species.
Di truyền, chọn giống cây trồng kháng bệnh vi khuẩn (Genetics and breeding crops for resistance to bacterial diseases): Đặc điểm biến động di truyền của nguồn gây bệnh (các chủng, các isolate). Kiểm soát di truyền tính kháng bệnh (định tính, định lượng) ở cây trồng. Các marker phân tử liên kết gen/QTL kiểm soát tính kháng bệnh vi khuẩn ở cây trồng. Các phương pháp chọn tạo giống kháng bệnh vi khuẩn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu thu được ở đối tượng cây trồng.
Genetics and breeding crops for resistance to bacterial diseases: Characterization of genetic variation of pathogens (strains, isolates). Genetic control of disease resistance (qualitative, quantitative) in crops. Gene/QTL-linked molecular markers control bacterial disease resistance in plants. Traditional and modern methods of selecting and breeding resistant varieties of bacterial diseases, some achievements have been obtained in plants.
Di truyền, chọn giống cây trồng kháng bệnh virus (Genetics and breeding crops for resistance to viral diseases): Đặc điểm biến động di truyền của nguồn gây bệnh (các chủng, các isolate). Kiểm soát di truyền tính kháng bệnh (định tính, định lượng) ở cây trồng. Các marker phân tử liên kết gen/QTL kiểm soát tính kháng bệnh virus ở cây trồng. Các phương pháp chọn tạo giống kháng bệnh virus truyền thống và hiện đại, một số thành tựu thu được ở đối tượng cây trồng.
Genetics and breeding crops for resistance to viral diseases: Characterization of genetic variation of pathogens (strains, isolates). Genetic control of disease resistance (qualitative, quantitative) in crops. Gene/QTL-linked molecular markers control viral disease resistance in plants. Traditional and modern methods of breeding virus resistant varieties, some achievements have been obtained in plants.
Di truyền và chọn giống cây trồng kháng sâu (Genetics and breeding crops for resistance to insects): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, cấu trúc, hóa sinh… liên quan kháng sâu. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính kháng sâu. Các phương pháp chọn giống kháng sâu truyền thống và hiện đại, một số thành tựu và khả năng ứng dụng.
Genetics and breeding crops for resistance to insects: Evaluation of plant manifestations in terms of morphology, structure, biochemistry... related to insect resistance. Study of genetic control, gene/QTL-linked molecular markers to test insect resistance. Traditional and modern insect resistant breeding methods, some achievements and applicability.
Di truyền và chọn giống cây trồng chịu hạn nhờ marker phân tử (Genetics and breeding for drought tolerance by MAS): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, giải phẫu - cấu trúc, về sinh lý - hóa sinh liên quan tới khả năng chịu hạn ở cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu hạn. Các phương pháp chọn giống chịu hạn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng.
Genetics and breeding for drought tolerance by MAS: Evaluation of plant manifestations in terms of morphology, anatomy - structure, physiology - biochemistry related to drought tolerance in plants. Study of genetic control, gene/QTL-linked molecular markers to examine drought tolerance related traits. Traditional and modern drought-tolerant breeding methods, some achievements have been achieved in plant species.
Di truyền và chọn giống cây trồng chịu mặn nhờ marker phân tử (Genetics and breeding for salt tolerance by MAS): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, giải phẫu - cấu trúc, về sinh lý - hóa sinh liên quan tới khả năng chịu mặn ở cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu mặn. Các phương pháp chọn giống chịu mặn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng.
Genetics and breeding for salt tolerance by MAS: Evaluation of plant manifestations in terms of morphology, anatomy - structure, physiology - biochemistry related to salt tolerance in plants. Study of genetic control, gene/QTL-linked molecular markers to examine salt tolerance related traits. Traditional and modern methods of selecting salt-tolerant varieties, some achievements have been achieved in plant species.
Di truyền và chọn giống cây trồng chịu nhiệt độ bất thuận (Genetics and breeding for tolerance to adverse temperatures by MAS): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, giải phẫu - cấu trúc, về sinh lý - hóa sinh liên quan tới khả năng chịu nóng ở cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu nóng. Các phương pháp chọn giống chịu mặn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng.
Genetics and breeding for tolerance to adverse temperatures by MAS: Evaluation of plant manifestations in terms of morphology, anatomy - structure, physiology - biochemistry related to heat tolerance in plants. Study of genetic control, gene/QTL-linked molecular markers to test heat tolerance related traits. Traditional and modern methods of selecting salt-tolerant varieties, some achievements have been achieved in plant species.
Di truyền và chọn giống cây trồng chịu ngập úng nhờ marker phân tử (Genetics and breeding for submergence tolerance by MAS): Khả năng chịu ngập úng và phục hồi sau úng ở cây trồng. Đánh giá (nhân biết) các biểu hiện về hình thái, giải phẫu- cấu trúc, về sinh lý liên quan tới chịu/ phục hồi sau úng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/ QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu/ phục hồi sau úng của cây trồng. Các phương pháp chọn giống chịu úng truyền thống và hiện đại, một số thành tựu.
Genetics and breeding for submergence tolerance by MAS: Waterlogging tolerance and recovery from waterlogging in crops. Assess (recognize) the morphological, anatomical-structural, physiological manifestations related to waterlogging tolerance/recovery. Research on genetic control, gene-linked molecular markers/QTLs to examine the traits related to waterlogging tolerance/recovery of plants. Traditional and modern methods of waterlogging tolerance, some achievements.