CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
Ngành: Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture) Mã số: 9 62 03 01
I. GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN, KHOA THUỶ SẢN
1.1. Giới thiệu về Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) được thành lập năm 1956. Từ đó đến nay Học viện đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức và tên gọi. Học viện hiện là trường đại học trọng điểm và dẫn đầu của Việt Nam về đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ đóng góp cho sự phát triển bền vững, hiện đại hoá và đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.1. Tầm nhìn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.1.2. Sứ mạng
Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
1.1.3. Giá trị cốt lõi
ĐOÀN KẾT - ĐẠO ĐỨC - ĐI ĐẦU - ĐÁP ỨNG - ĐẲNG CẤP
- Đoàn kết (Solidarity): đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi.
- Đạo đức (Morality): trên nền tảng đạo đức tiến bộ và đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Đi đầu (Advancement): phấn đấu đi đầu về đào tạo và khoa học công nghệ.
- Đáp ứng (Response): nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội.
- Đẳng cấp (Transcendence): bằng các sản phẩm có đẳng cấp vượt trội.
1.1.4. Triết lý giáo dục của Học viện
RÈN LUYỆN HUN ĐÚC NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP TƯƠNG LAI
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tin rằng thông qua quá trình RÈN tư duy sáng tạo, LUYỆN năng lực thành thạo, HUN tâm hồn thanh cao, ĐÚC ý chí lớn lao sẽ giúp sinh viên khi ra trường trở thành các NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP để phát triển bền vững nền nông nghiệp của Việt Nam và đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức
Học viện có 14 khoa; 16 đơn vị chức năng; 5 viện nghiên cứu, 14 trung tâm trực thuộc cấp Học viện và 02 công ty. Đội ngũ nhân lực của Học viện không ngừng tăng, tổng số cán bộ viên chức toàn Học viện là 1303 người với 635 giảng viên trong đó có 11 giáo sư (GS), 77 phó giáo sư (PGS), 258 tiến sĩ (TS)
1.1.6. Đào tạo
Học viện đào tạo 55 ngành trình độ đại học, 22 ngành trình độ ThS và 16 ngành trình độ TS. Từ khi thành lập đến này, đã có trên 100.000 sinh viên, 10.000 thạc sĩ và 600 tiến sĩ tốt nghiệp từ Học viện.
1.1.7. Khoa học công nghệ
Trong giai đoạn 2015-2020, Học viện đã xuất bản được trên 785 bài báo quốc tế và 1694 bài báo trong nước, thực hiện 63 dự án quốc tế và 14 đề tài cấp quốc gia và 146 đề tài cấp bộ và tương đương. Học viện đã tạo ra 18 giống cây trồng và vật nuôi, 5 tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích và bằng độc quyền sáng chế, nhiều mô hình sản xuất và quản lý mới, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Học viện ký kết nhiều hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tỉnh thành, doanh nghiệp trong cả nước.
1.1.8. Hợp tác quốc tế
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Học viện xây dựng và có quan hệ hợp tác với gần 150 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới như Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc,... Học viện đã đào tạo hơn 297 sinh viên tốt nghiệp đại học, 122 thạc sĩ và tiến sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Mozambique... Giai đoạn 2015-2020, Học viện có đã có 249 sinh viên quốc tế đến Học viện và 261 sinh viên Học viện tham gia các chương trình trao đổi.
1.1.9. Cơ sở vật chất và hạ tầng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát triển một khuôn viên xanh, thân thiện với môi trường với diện tích gần 200 ha. Học viện đáp ứng đủ cơ sở vật chất và hạ tầng cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao v.v.
Học viện có hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, đáp ứng được các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Với dự án do World Bank tài trợ giai đoạn 2019-2022 kinh phí 50 triệu USD, Học viện đã và đang triển khai xây dựng mới khu nhà hành chính, thư viện, khu nhà làm việc cho các khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và sự sống, trung tâm xuất sắc với các phòng thí nghiệm, và phát triển các mô hình chuyển giao công nghệ.
1.2. Giới thiệu về Khoa Thuỷ sản
1.2.1. Giới thiệu chung
Khoa Thủy sản là đơn vị chuyên môn sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản. Khoa được thành lập theo Quyết định số 449/QĐ-HVN-TCCB ngày 05 tháng 03 năm 2015 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù còn non trẻ so với bề dày lịch sử phát triển của Học Viện, nhưng khoa Thủy Sản cũng đã có những thành tích nhất định trong hoạt động đào tạo. Khoa Thủy Sản được mới được thành lập từ tháng 3 năm 2015, trên cơ sở tách ra từ Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũ. Xuất phát từ Tổ môn học Thủy sản (2004), thuộc Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa – Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trước đây, bộ môn Nuôi trồng thủy sản được thành lập. Không lâu sau đó, bộ môn đảm đương đào tạo chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Trước nhu cầu phát triển của ngành thủy sản và mở rộng quy mô đạo tạo của nhà trường với chuyên ngành mới là Bệnh học Thủy sản (2011), bộ môn Môi trường và bệnh thủy sản được thành lập năm 2012. Đến năm 2015, khoa Thủy sản được thành lập với nhiệm vụ phát triển quy mô đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, thủy sản miền Bắc nói riêng. Cho đến nay, khoa Thủy sản đã phát triển và mở rộng quy mô với 3 bộ môn: Nuôi trồng Thủy sản; Môi trường và bệnh Thủy sản; Dinh dưỡng và thức ăn Thủy sản. Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang đảm nhận đào tạo 02 ngành gồm Nuôi trồng Thủy sản và Bệnh Học Thủy sản và cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, với số lượng sinh viên nhập học hàng năm dao động từ 60-160 sinh viên/năm, tổng số lượng sinh viên khoa đã đào tạo từ 2004 tại Khoa là 939 sinh viên và sinh viên đã tốt nghiệp. Với đào tạo trình độ thạc sỹ, từ 2001-2015, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thực hiện liên kết đào tạo cao học Thủy sản với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, đã đào tạo được 120 học viên cao học. Từ năm 2015 đến 2024, Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo được 110 Học viên cao học. Hiện nay, mỗi năm Khoa Thủy sản tuyển sinh 02 lớp cao học. Số Học viên cao học đang học tập tại Khoa là 20 học viên, trong đó có 10 học viên đang làm luận văn thạc sỹ, 5 học viên chuẩn bị làm luận văn thạc sỹ, 5 học viên đang theo học năm thứ nhất. Số lượng học viên đang đăng ký thi tuyển thạc sỹ đợt 3 (tháng 8) 2024 là 6 học viên.
Với uy tín, kinh nhiệm, bề dày về đào tạo của trường trọng điểm quốc gia, khoa Thủy sản đang tiếp tục đổi mới tổ chức và cải tiến chương trình đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, phục vụ sự phát triển của đất nước. Với những tiềm năng phát triển thủy sản và thực trạng nguồn nhân lực trình độ cao đang thiếu hụt nghiêm trọng, Khoa có sẵn đội ngũ học viên cao học đã và sắp tốt nghiệp, đội ngũ nghiên cứu viên, giảng viên đang có nhu cầu học lên Tiến sĩ rất lớn. Do vậy, Khoa Thủy Sản đã hoàn thành hồ sơ mở ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Nuôi Trồng Thủy Sản và đã được Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ giáo dục đào tạo cho phép tuyển sinh và đào tạo từ năm 2024, phục vụ đào tạo ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu sâu và chất lượng cao đây là nguồn nhân lực sẽ đảm nhận thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản trong tương lai.
1.2.2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Khoa Thủy sản là trung tâm xuất sắc về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, đóng góp vượt trội cho sự phát triển của ngành Thủy sản Việt Nam và hội nhập quốc tế.
1.2.3. Sứ mạng
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu sáng tạo ra tri thức mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển ngành Thủy sản Việt Nam dựa trên hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.2.4. Giá trị cốt lõi
Sáng tạo - Hợp tác - Trách nhiệm.
1.2.5. Triết lý giáo dục
Nhất quán với triết lý giáo dục của Học viện, triết lý giáo dục của Khoa Thuỷ sản là “Tính chuyên nghiệp được hình thành trên nền tảng tư duy sáng tạo, lòng đam mê và đạo đức nghề nghiệp”.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGÀNH ĐÀO TẠO, TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG VÀ NHU CẦU XÃ HỘI
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói chung và nhóm ngành Thuỷ sản nói riêng theo hướng ứng dụng công nghệ là một trong những định hướng quan trọng để phát triển nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây. Các đơn vị có nhu cầu về nguồn nhân lực đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản là khá cao. Đặc biệt, trong các Trường Đại học, nhu cầu tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản tại Học viện Nông nghiệp được các đối tượng điều tra ưu tiên hàng đầu. Các Viện nghiên cứu liên quan với chính sách của cơ quan cũng có nhu cầu ổn định đối với nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản.
III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
3.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
· Mục tiêu chung:
Đào tạo ra nhà khoa học có trình độ Tiến sĩ về Nuôi trồng thủy sản và chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ nuôi thủy sản, sản xuất giống thủy sản, dinh dưỡng thủy sản, bệnh học thủy sản. Giúp nghiên cứu sinh tự trang bị kiến thức lý luận cơ bản, hiểu biết sâu về kiến thức có tính ứng dụng của ngành và chuyên ngành, khả năng độc lập, sáng tạo trong việc tổ chức nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, trình bày kết quả nghiên cứu, có khả năng giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nuôi trồng thuỷ sản.
· Mục tiêu cụ thể:
MT1: Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát triển các nguyên lý về Nuôi trồng thủy sản; có kiến thức tổng hợp về quản lý; đồng thời có khả năng sáng tạo giải quyết những vấn đề Nuôi trồng thủy sản gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
MT2: Giúp người học phát triển năng lực tích hợp các kỹ năng phân tích hệ thống; Ứng dụng được phần mềm thống kê trong nghiên cứu chuyên ngành, phân tích số liệu và thực nghiệm để phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề thủy sản.
MT3: Giúp người học phát triển kỹ năng trao đổi học thuật trong môi trường quốc tế và trong nước thông qua các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên nghành Nuôi trồng thủy sản.
MT4: Bỗi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nghiên túc, trung thực và liêm chính trong hoạt động khoa học, có khả năng nghiên cứu độc lập để đưa ra sáng kiến và đánh giá giá trị của sáng kiến; có năng lực lãnh đạo và đưa ra quyết định về kế hoạch hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, quy trình và những đề xuất mới theo nhu cầu của xã hội.
3.2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản trình độ tiến sĩ, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
2.1. Kiến thức
* Kiến thức chung
- CĐR1: Vận dụng phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực thủy sản;
* Kiến thức chuyên môn
- CĐR2: Vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức chuyên sâu, tiên tiến trong lĩnh vực thủy sản để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất và nghiên cứu;
- CĐR3: Phân tích những kiến thức về quản lý môi trường, dinh dưỡng, sức khỏe, phòng trị dịch bệnh, an toàn sinh học, công nghệ nuôi tiên tiến vào hoạt động sản xuất để đưa ra giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản.
3.2.2. Kỹ năng
* Kỹ năng chung:
- CĐR4 (Tin học): Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên ngành vào xử lý, phân tích số liệu nâng cao để giải quyết các nhiệm vụ của ngành Thủy sản.
- CĐR5 (Ngoại ngữ): Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp, trao đổi học thuật chuyên ngành Thủy sản, bao gồm viết bài báo khoa học, báo cáo chuyên ngành và trình bày báo cáo trong các hội nghị, hội thảo trong nước, quốc tế.
- CĐR6 (Làm việc theo nhóm): Phối hợp làm việc theo nhóm trong nước và quốc tế và trong môi trường liên ngành.
- CĐR7 (Quản lí và lãnh đạo): Thiết lập quản lý và điều hành chuyên môn trong nghiên cứu, có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; Có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới trong ngành Thủy sản.
- CĐR8 (Kĩ năng giao tiếp): Phối hợp thành thạo các kỹ năng chuyển tải kiến thức như viết tài liệu, thuyết trình, tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ thông qua các phương tiện truyền thông, các hoạt động giao tiếp trong lĩnh vực thủy sản.
* Kỹ năng chuyên môn:
- CĐR9: Đánh giá một cách tổng quan được các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn của lĩnh vực thủy sản, định hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
- CĐR10: Tổ chức các hoạt động khảo sát thực tế, nghiên cứu, phân tích kết quả và bảo vệ luận điểm khoa học trong lĩnh vực thủy sản.
- CĐR11: Vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng nghiên cứu chuyên môn vào tổ chức và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
3.2.3. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- CĐR12 (Trách nhiệm công dân): Thiết lập được các mối quan hệ với chính quyền, nhân dân và các tổ chức xã hội để góp phần quản lý và phát triển bền vững ngành Thủy sản.
- CĐR13 (Đạo đức và tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ): Thiết lập được các hoạt động khoa học của cá nhân và tập thể có tính trung thực, phù hợp với đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công việc.
- CĐR14 (Trách nhiệm xã hội): Tổ chức các hoạt động tri thức về thủy sản trong cộng đồng, tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo thực tiễn, hình thành các ý tưởng mới có ý nghĩa và đóng góp cho lĩnh vực thủy sản.
3. Cơ hội việc làm
Người tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
1) Cán bộ giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các Viện nghiên cứu chuyên ngành;
2) Nghiên cứu viên hay cán bộ quản lý tại các Bộ ngành liên quan, các Viện, Trung tâm hoặc cơ quan nhà nước ở các tỉnh như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ các cấp;
3) Cán bộ làm việc tại các tổ chức phi chính phủ (NGOs), tổ chức quốc tế trong và ngoài nước.
4) Cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thủy sản;
5) Chuyên gia tư vấn thủy sản
Kết quả đánh giá nhu cầu của công giới cho thấy cơ hội xin việc làm của các ứng viên có học vị tiến sĩ thuận lợi hơn nhiều so với các ứng viên chưa có bằng tiến sĩ. Nhiều trường Đại học đã có chính sách đặc cách xét tuyển và cộng điểm cho ứng viên có trình độ tiến sĩ.
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
4.1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
4.2. Ngành dự tuyển
Ngành đúng và phù hợp: Nuôi trồng thủy sản; Bệnh học thủy sản
Ngành gần: Khai thác thủy sản, Thủy sinh vật học; Sinh học; Công nghệ sinh học; Nông học; Chăn nuôi, Thú y; Khoa học môi trường, Môi trường; Kinh tế nông nghiệp; Cơ khí nông nghiệp; Thủy lợi; Chế biến Thủy sản; Công nghệ thực phẩm.
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Khung chương trình đào tạo
TT
|
Nội dung
|
Số tín chỉ
|
Loại học phần
|
Điều kiện tiên quyết
|
1
|
Học phần bổ sung
|
-
|
-
|
Theo quy định
|
2
|
Học phần trình độ tiến sĩ
|
10
|
Bắt buộc/
Tự chọn
|
Đã học xong các học phần bổ sung (nếu có)
|
3
|
Tiểu luận tổng quan
|
4
|
Bắt buộc
|
Đã học xong các học phần trình độ tiến sĩ
|
4
|
Chuyên đề tiến sĩ
|
3
|
Bắt buộc
|
5
|
Chuyên đề tiến sĩ
|
3
|
Bắt buộc
|
6
|
Luận án tiến sĩ
|
70
|
|
|
6.1
|
Học phần luận án 1
|
14
|
Bắt buộc
|
Đã hoàn thành học phần luận án liền trước
|
6.2
|
Học phần luận án 2
|
14
|
Bắt buộc
|
6.3
|
Học phần luận án 3
|
14
|
Bắt buộc
|
6.4
|
Học phần luận án 4
|
14
|
Bắt buộc
|
6.5
|
Học phần luận án 5
|
14
|
Bắt buộc
|
6.6
|
Học phần luận án 6
|
1
|
Tự chọn
|
Đã hoàn thành học phần luận án liền trước; Để duy trì tình trạng NCS
|
5.2. Học phần bổ sung
Đối với nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ: Căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ thạc sĩ ngành phù hợp từ 10 năm trở lên tính đến ngày xét tuyển phải học bổ sung 6 tín chỉ; tốt nghiệp ngành gần dưới 10 năm phải học bổ sung 9 tín chỉ và 15 tín chỉ nếu tốt nghiệp từ 10 năm trở lên.
Đối với nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp nhưng chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ nhưng thuộc ngành khác so với ngành đăng ký dự tuyển: Các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ đại học theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành (đối với nghiên cứu sinh chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ) và các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành tương ứng hiện hành, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn; có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của chương trình đào tạo.
Học phần bổ sung cho từng nghiên cứu sinh do người hướng dẫn, bộ môn quản lý đề xuất, khoa chuyên môn thông qua và làm văn bản trình Giám đốc Học viện ra quyết định.
Điểm hoàn thành học phần bổ sung là từ 5,5 trở lên
5.3. Học phần tiến sĩ
TT
|
Mã HP
|
Tên học phần
|
Số TC
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
I
|
Học phần bắt buộc
|
6
|
|
|
1.
|
TS08001
|
Thông kê sinh học thủy sản nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
2.
|
TS08002
|
Công nghệ và hệ thống nuôi trồng thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
3.
|
TS08003
|
Sinh lý tập tính trong môi trường nuôi thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
II
|
Học phần tự chọn
|
4
|
|
|
|
Chuyên ngành sản xuất giống thủy sản
|
|
|
|
1.
|
TS08005
|
Nguyên lý sinh sản các giống loài thuỷ sản
|
2
|
2
|
0
|
2.
|
TS08006
|
Công nghệ ứng dụng trong di truyền và chọn giống thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
3.
|
TS08007
|
Công nghệ sản xuất giống thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
4.
|
TS08008
|
Quản lý chất lượng giống Thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
|
Chuyên ngành Dinh dưỡng và công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản
|
|
|
5.
|
TS08004
|
Công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
6.
|
TS08009
|
Quản lý thức ăn thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
7.
|
TS08010
|
Bệnh dinh dưỡng ở động vật thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
8.
|
TS08011
|
Công nghệ sản xuất thức ăn tươi sống
|
2
|
2
|
0
|
9.
|
TS08012
|
Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
|
Chuyên ngành quản lý môi trường thủy sản
|
|
|
|
10.
|
TS08013
|
Ứng dụng công nghệ trong quản lý môi trường nước nuôi thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
11.
|
TS08014
|
Ô nhiễm môi trường và độc tố trong thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
12.
|
TS08015
|
Đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
13.
|
TS08016
|
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường
|
2
|
2
|
0
|
|
Chuyên ngành Bệnh lý học và chữa bệnh thủy sản
|
|
|
|
14.
|
TS08017
|
Bệnh mới nổi và biện pháp phòng trị
|
2
|
2
|
0
|
15.
|
TS08018
|
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản nâng cao
|
2
|
2
|
0
|
16.
|
TS08019
|
Bệnh truyền lây giữa người và động vật thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
17.
|
TS08020
|
Miễn dịch và vắc xin thủy sản
|
2
|
2
|
0
|
Đánh giá theo thang điểm 10 và thực hiện theo Quy định dạy và học trình độ đại học.
Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7,0 trở lên. Nghiên cứu sinh được phép học cải thiện để hoàn thành học phần theo quy định.
5.4. Tiểu luận tổng quan và chuyên đề
Tiểu luận tổng quan (4 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
Chuyên đề tiến sĩ (2 chuyên đề, mỗi chuyên đề là 3 tín chỉ) yêu cầu nghiên cứu sinh cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, giúp nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết một số nội dung cụ thể của luận án tiến sĩ.
Điểm hoàn thành tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ là từ 7,0 trở lên
5.5. Luận án
Luận án tiến sĩ có khối lượng tối thiểu 70 tín chỉ, được chia thành 5 học phần luận án bắt buộc, mỗi học phần là 14 tín chỉ, và các học phần luận án tự chọn có dung lượng 1 tín chỉ được áp dụng trong trường hợp nghiên cứu sinh đã hoàn thành các học phần luận án bắt buộc nhưng cần tiếp tục hoàn thiện luận án trước khi bảo vệ luận án cấp Học viện.
VI. DANH MỤC HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thức ăn hỗn hợp cho động vật thủy sản
Thức ăn bổ sung cho động vật thủy sản
Thức ăn và ô nhiễm môi trường
Thức ăn và chất lượng sản phẩm thủy sản
Thức ăn và sức khỏe động vật thủy sản Ứng dụng và phát triển các công nghệ mới trong NTTS: công nghệ điện hóa siêu âm, công nghệ ozone, công nghệ lọc tuần hoàn, công nghệ IMTA, công nghệ vi sinh, công nghệ biofloc, công nghệ copefloc, công nghệ lên men …
Quản lý sự tương tác của vi khuẩn” thông qua: Kiểm soát gen; Kiểm soát mật độ tới hạn; Các yếu tố gây độc; Sự tương tác với vật nuôi; Công nghệ sinh học xanh
Bệnh lý học và chữa bệnh thủy sản
+ Vắc xin thủy sản
+ Thực khuẩn thể, Kháng sinh thực vật trong phòng bệnh thủy sản
+ Bệnh mới nổi nguy hiểm ở động vật thủy sản
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh thủy sản
+ Kháng kháng sinh, gen kháng kháng sinh
+ Đa dạng di truyền các loài vi sinh vật gây bệnh ở động vật thủy sản
+ Gen và genome vi sinh vật
+ Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh động vật thủy sản
Nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản
+ Nâng cao đáp ứng miễn dịch ĐVTS trong hệ thống nuôi
+ Cải thiện chất lượng giống thủy sản
+ Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn thủy sản
+ Nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm nuôi trồng thủy sản (giàu acid béo omega 3, 6, 9)
+ Đánh giá biểu hiện gen, proteomic của ĐVTS
+ Đánh giá đa dạng vi sinh vật đường ruột của ĐVTS
+ Phát triển nghiên cứu và ứng dụng các chất kích thích miễn dịch (chiết xuất từ thực vật, rong biển, vi sinh vật…) ở ĐVTS
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản, sản xuất giống nhân tạo các loài thủy sản
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới cải tiến hệ thống nuôi thủy sản nâng cao sản lượng chất lượng sản phẩm