CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
Ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
(Pathology and treatment of animals) Mã số: 9.64.01.02
I. GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN, KHOA THÚ Y
1.1. Giới thiệu về Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) được thành lập năm 1956. Từ đó đến nay Học viện đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức và tên gọi. Học viện hiện là trường đại học trọng điểm và dẫn đầu của Việt Nam về đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ đóng góp cho sự phát triển bền vững, hiện đại hoá và đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.1. Tầm nhìn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.1.2. Sứ mạng
Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
1.1.3. Giá trị cốt lõi
ĐOÀN KẾT - ĐẠO ĐỨC - ĐI ĐẦU - ĐÁP ỨNG - ĐẲNG CẤP
- Đoàn kết (Solidarity): đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi.
- Đạo đức (Morality): trên nền tảng đạo đức tiến bộ và đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Đi đầu (Advancement): phấn đấu đi đầu về đào tạo và khoa học công nghệ.
- Đáp ứng (Response): nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội.
- Đẳng cấp (Transcendence): bằng các sản phẩm có đẳng cấp vượt trội.
1.1.4. Triết lý giáo dục của Học viện
RÈN LUYỆN HUN ĐÚC NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP TƯƠNG LAI
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tin rằng thông qua quá trình RÈN tư duy sáng tạo, LUYỆN năng lực thành thạo, HUN tâm hồn thanh cao, ĐÚC ý chí lớn lao sẽ giúp sinh viên khi ra trường trở thành các NHÂN TÀI NÔNG NGHIỆP để phát triển bền vững nền nông nghiệp của Việt Nam và đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế.
1.1.5. Cơ cấu tổ chức
Học viện có 14 khoa; 16 đơn vị chức năng; 5 viện nghiên cứu, 14 trung tâm trực thuộc cấp Học viện và 02 công ty. Đội ngũ nhân lực của Học viện không ngừng tăng, tổng số cán bộ viên chức toàn Học viện là 1303 người với 635 giảng viên trong đó có 11 giáo sư (GS), 77 phó giáo sư (PGS), 258 tiến sĩ (TS)
1.1.6. Đào tạo
Học viện đào tạo 55 ngành trình độ đại học, 22 ngành trình độ ThS và 16 ngành trình độ TS. Từ khi thành lập đến này, đã có trên 100.000 sinh viên, 10.000 thạc sĩ và 600 tiến sĩ tốt nghiệp từ Học viện.
1.1.7. Khoa học công nghệ
Trong giai đoạn 2015-2020, Học viện đã xuất bản được trên 785 bài báo quốc tế và 1694 bài báo trong nước, thực hiện 63 dự án quốc tế và 14 đề tài cấp quốc gia và 146 đề tài cấp bộ và tương đương. Học viện đã tạo ra 18 giống cây trồng và vật nuôi, 5 tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích và bằng độc quyền sáng chế, nhiều mô hình sản xuất và quản lý mới, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Học viện ký kết nhiều hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tỉnh thành, doanh nghiệp trong cả nước.
1.1.8. Hợp tác quốc tế
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Học viện xây dựng và có quan hệ hợp tác với gần 150 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới như Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc,... Học viện đã đào tạo hơn 297 sinh viên tốt nghiệp đại học, 122 thạc sĩ và tiến sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Mozambique... Giai đoạn 2015-2020, Học viện có đã có 249 sinh viên quốc tế đến Học viện và 261 sinh viên Học viện tham gia các chương trình trao đổi.
1.1.9. Cơ sở vật chất và hạ tầng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát triển một khuôn viên xanh, thân thiện với môi trường với diện tích gần 200 ha. Học viện đáp ứng đủ cơ sở vật chất và hạ tầng cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao v.v.
Học viện có hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, đáp ứng được các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Với dự án do World Bank tài trợ giai đoạn 2019-2022 kinh phí 50 triệu USD, Học viện đã và đang triển khai xây dựng mới khu nhà hành chính, thư viện, khu nhà làm việc cho các khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và sự sống, trung tâm xuất sắc với các phòng thí nghiệm, và phát triển các mô hình chuyển giao công nghệ
1.2. Giới thiệu về Khoa Thú y
1.2.1. Giới thiệu chung
Khoa Thú y, được thành lập từ tháng 10 năm 1956, là một trong những khoa làm nền tảng thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm phát triển, Khoa Thú y đã có trở thành đơn vị nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực Thú y xuất sắc nhất Việt Nam.
1.2.2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Khoa Thú y trở thành đơn vị đào tạo hàng đầu của Việt Nam với chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế và tiên phong về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Thú y, ngang tầm với các trường đào tạo Thú y ở các nước Đông Nam Á.
1.2.3. Sứ mạng
Khoa Thú y hướng tới là trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao nổi bật phục vụ phát triển ngành thú y trong nước và hội nhập quốc tế, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ thú y tiên tiến đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái thông qua hợp tác đa ngành với các bên liên quan để gắn kết chặt chẽ hơn giữa đào tạo, nghiên cứu với thực tế sản xuất.
1.2.4. Giá trị cốt lõi
- Dẫn đầu: Tiên phong và nổi bật trong đào tạo và nghiên cứu
- Đẳng cấp: Bằng các sản phẩm có tính vượt trội
- Hợp tác và Trách nhiệm
1.2.5. Triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục của khoa là “Learning by doing”.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGÀNH ĐÀO TẠO, TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG VÀ NHU CẦU XÃ HỘI
Từ nay đến năm 2030, ngành Chăn nuôi sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa trong các trang trại chăn nuôi. Hệ thống chăn nuôi phát triển mạnh dẫn đến sự cần thiết phải tăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh đáp ứng nhu cầu
Với định hướng này, nhân lực Bác sĩ thú y có trình độ cao trong chẩn đoán, kiểm soát, phòng ngừa và điều trị bệnh gia súc, gia cầm và thú cảnh đang được xã hội và thị trường đón nhận.
III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
3.1. Mục tiêu đào tạo
3.1.1 Mục tiêu chung
Đào tạo tiến sĩ có kiến thức chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu độc lập và tổ chức nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh lý và chữa bệnh động vật.; có sức khoẻ tốt và có đạo đức nghề nghiệp; Biết làm việc tập thể, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Có thể đáp ứng được yêu cầu công tác cho viện nghiên cứu, công ty, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội khác.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đào tạo tiến sĩ bệnh lý và chữa bệnh vật nuôi nắm vững những kiến thức chuyên sâu về thú y nói chung và bệnh lý và chữa bệnh vật nuôi nói riêng, có năng lực nghiên cứu độc lập, có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên sâu của một trong các lĩnh vực bệnh lý và chữa bệnh vật nuôi:
- Cung cấp các kiến thức nâng cao trong các lĩnh vực: các rối loạn bệnh lý, tổng hợp kiến thức về chẩn đoán và điều trị học, đặc điểm bệnh lý, cơ chế sinh bệnh, điều chỉnh rối loạn chức năng ở từng khí quan trong cơ thể bệnh súc, cách dùng thuốc trong điều trị bệnh ở động vật, biện pháp phòng trị.
- Có khả năng cập nhật, phát hiện và đề xuất các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học bệnh lý và chữa bệnh động vật.
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp, tập hợp và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu.
3.2 Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo ngành thú y, chuyên ngành bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi, người học có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như sau:
3.2.1 Về kiến thức
- Vận dụng được hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện về bệnh lý và chữa bệnh để giải quyết các vấn đề liên quan;
- Phát triển được các kiến thức về phân tích, chẩn đoán, xét nghiệm hình thành những giải pháp mới trong chữa bệnh động vật
- Phân tích các vấn đề và đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp kỹ thuật hay sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thú y;
- Phân tích, tổng hợp được kiến thức ngành và thực tế sản xuất để phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành thú y;
- Vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến chuyên ngành thú y vào thực tế công việc.
- Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu. Có thể xây dựng được các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực bệnh lý và chữa bệnh động vật. Phát triên các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành bệnh lý và chữa bệnh vật nuôi để xây dựng những đề tài dự án cấp quốc gia, quốc tê.
3.2.2 Về kỹ năng
- Sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn Bệnh lý và chữa bệnh vật nuôi được đào tạo. Phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp nảy sinh trong công tác và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề về bệnh lý và chữa bệnh động vật.
- Xây dựng các quy trình và phương pháp chẩn đoán bệnh của nhiều loài động vật để có thể hướng dẫn người khác chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác.xây dựng các phác đồ điều trị bệnh hiệu quả để hướng dẫn người khác điều trị bệnh
- Kết nối, liên kết, hợp tác được với tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước để tạo thành một mạng lưới hợp tác sâu, rộng trong lĩnh vực thú y và bệnh lý chữa bệnh động vật tầm cỡ quốc gia và quốc tế;
- Lắng nghe, tổng hợp các ý kiến của nhóm làm việc định hướng chuyên môn để xử lý những vấn đề về bệnh lý và chữa bệnh động vật quy mô khu vực và quốc tế.
+ Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:
Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng tin học chuyên ngành trong việc tính toán, xử lý số liệu trong nghiên cứu thú y
+ Kỹ năng ngoại ngữ:
Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương. Đọc, hiểu, viết được các tài liệu tiếng anh có liên quan đến lĩnh vực thú y
- Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;
3.2.3 Về phẩm chất đạo đức
- Tự tin, chủ động, sáng tạo; Có khả năng thích ứng tốt
- Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp và nông thôn;
- Chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.
a) Định hướng nghề nghiệp của người tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
- Quản lí trang trại, các trung tâm nghiên cứu (Kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi); cán bộ quản lí;
- Nghiên cứu và giảng dạy về bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi trong lĩnh vực thú y (viện nghiên cứu, quản lí nghiên cứu), trong các trường đại học, cao đẳng, các cục, vụ, viện cơ quan nhà nước.
b) Định hướng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành bệnh lý và chữa bệnh động vật, người học có thể tiếp tục học và nghiên cứu ở trình độ sau tiến sĩ (Postdoc) về thú y tại các cơ sở trong và ngoài nước.
3.2.4. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
a) Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Có khả năng phát hiện và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực bệnh và điều trị bệnh động vật
- Có năng lực xây dựng, đề xuất đề tài/dự án và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thú y cũng như liên ngành
- Có năng lực thiết lập mạng lưới hợp tác các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn.
b) Kỹ năng lập luận nghề nghiệp
- Vận dụng được các kiến thức chuyên môn để đưa ra các nhận xét, đề xuất và giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên ngành bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi.
- Có khả năng đưa ra được những sáng kiến, đưa ra được những nguyên tắc, quy luật trong nghiên cứu và công việc liên quan đến lĩnh vực bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi.
- Lập kế hoạch và phát triển, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi.
- Có khả năng thiết kế, tổ chức nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và công bố kết quả nghiên cứu. Có năng lực nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi. Có khả năng đánh giá, phản biện các đề tài, dự án về lĩnh vực thú y.
c) Kỹ năng hiểu bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và tổ chức
Có khả năng tự định hướng, phối hợp, thiết kế hoạt động và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau trong thú y.
d) Năng lực học tập suốt đời
- Vận dụng, phát triển chuyên môn và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng.
- Tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi.
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
4.1. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp
Thú y, Dược thú y.
4.2. Ngành/chuyên ngành gần
Chăn nuôi -Thú y, Khoa học vật nuôi, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Công nghệ sinh học.
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Khung chương trình đào tạo
TT
|
Nội dung
|
Số tín chỉ
|
Loại học phần
|
Điều kiện tiên quyết
|
1
|
Học phần bổ sung
|
-
|
-
|
Theo quy định
|
2
|
Học phần trình độ tiến sĩ
|
6/8
|
Bắt buộc/
Tự chọn
|
Đã học xong các học phần bổ sung (nếu có)
|
3
|
Tiểu luận tổng quan
|
2
|
Bắt buộc
|
Đã học xong các học phần trình độ tiến sĩ
|
4
|
Chuyên đề tiến sĩ
|
4
|
Tự chọn
|
6
|
Luận án tiến sĩ
|
70
|
|
|
6.1
|
Học phần luận án 1
|
14
|
Bắt buộc
|
Đã hoàn thành học phần luận án liền trước
|
6.2
|
Học phần luận án 2
|
14
|
Bắt buộc
|
6.3
|
Học phần luận án 3
|
14
|
Bắt buộc
|
6.4
|
Học phần luận án 4
|
14
|
Bắt buộc
|
6.5
|
Học phần luận án 5
|
14
|
Bắt buộc
|
6.6
|
Học phần luận án 6
|
1
|
Tự chọn
|
Đã hoàn thành học phần luận án liền trước; Để duy trì tình trạng NCS
|
|
Tổng
|
90
|
|
|
5.2. Học phần bổ sung
Đối với nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ: Căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ thạc sĩ ngành phù hợp từ 10 năm trở lên tính đến ngày xét tuyển phải học bổ sung 6 tín chỉ; tốt nghiệp ngành gần dưới 10 năm phải học bổ sung 9 tín chỉ và 15 tín chỉ nếu tốt nghiệp từ 10 năm trở lên.
Đối với nghiên cứu sinh tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp nhưng chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đã tốt nghiệp trình độ thạc sĩ nhưng thuộc ngành khác so với ngành đăng ký dự tuyển: Các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ đại học theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành (đối với nghiên cứu sinh chưa tốt nghiệp trình độ thạc sĩ) và các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành tương ứng hiện hành, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn; có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của chương trình đào tạo.
Học phần bổ sung cho từng nghiên cứu sinh do người hướng dẫn, bộ môn quản lý đề xuất, khoa chuyên môn thông qua và làm văn bản trình Giám đốc Học viện ra quyết định.
Điểm hoàn thành học phần bổ sung là từ 5,5 trở lên
5.3. Học phần tiến sĩ
TT
|
Nội dung
|
Mã học phần
|
Số tín chỉ
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
1.1
|
Danh mục các học phần bắt buộc
|
6
|
2
|
|
1
|
Viêm và các tổn thương của viêm
|
THUY0821
|
2
|
2
|
|
2
|
Rối loạn nước, chất điện giải và sự cân bằng kiềm toan trong một số trường hợp bệnh lý và biện pháp khắc phục.
|
THUY0822
|
2
|
2
|
|
3
|
Khối u và ung thư
|
THUY0823
|
2
|
2
|
|
1.2
|
Danh mục các học phần tự chọn (Chọn 4 tín chỉ trong danh mục)
|
4
|
|
|
1
|
Rối loạn bệnh lý đường hô hấp ở gia súc và biện pháp phòng trị
|
THUY0824
|
2
|
2
|
|
2
|
Rối loạn bệnh lý đường tiêu hoá ở gia súc và biện pháp phòng trị
|
THUY0825
|
2
|
2
|
|
3
|
Chất độc và ngộ độc ở vật nuôi
|
THUY0827
|
2
|
2
|
|
4
|
Bệnh lý học phân tử
|
THUY0829
|
2
|
2
|
|
5
|
Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng rối loạn chức năng gan ở gia súc và biện pháp phòng trị
|
THUY0826
|
2
|
2
|
|
Đánh giá theo thang điểm 10 và thực hiện theo Quy định dạy và học trình độ đại học.
Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7,0 trở lên. Nghiên cứu sinh được phép học cải thiện để hoàn thành học phần theo quy định.
5.4. Tiểu luận tổng quan và chuyên đề
Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.
Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án.
Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.
Điểm hoàn thành tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ là từ 7,0 trở lên
5.5. Luận án
Luận án tiến sĩ có khối lượng tối thiểu 70 tín chỉ, được chia thành 5 học phần luận án bắt buộc, mỗi học phần là 14 tín chỉ, và các học phần luận án tự chọn có dung lượng 1 tín chỉ được áp dụng trong trường hợp nghiên cứu sinh đã hoàn thành các học phần luận án bắt buộc nhưng cần tiếp tục hoàn thiện luận án trước khi bảo vệ luận án cấp Học viện.
VI. DANH MỤC HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sinh có thể chọn 1 trong các hướng nghiên cứu để tiến hành thực hiện đề tài luận án:
- Bệnh lý học của các bệnh truyền nhiễm của gia súc và gia cầm
- Bệnh truyền lây giữa người và động vật
- Bệnh lý học các bệnh ký sinh trùng và bệnh do protozoa gây ra
- Bệnh lý học các bệnh nhiễm độc và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bệnh ung thư ở động vật
- Bệnh lý hội chứng tiêu chảy ở gia súc và biện pháp phòng trị.
- Bệnh lý hội chứng rối loạn hô hấp ở gia súc và biện pháp phòng trị.
- Thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh ở vật nuôi
- Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn
- Tồn dư thuốc thú y trong các sản phẩm động vật