CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
Mã số: 8 62 01 16
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
Giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, đề xuất, thực hiện các nghiên cứu cũng như phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành phát triển nông thôn.
Đào tạo thạc sĩ Phát triển nông thôn theo định hướng nghiên cứu đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
1.1. Kiến thức
Lý luận chính trị:
Hiểu, phân tích, đánh giá và củng cố được tri thức triết học cho hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ứng dụng được các tri thức của triết học vào thực tiễn đời sống.
Kiến thức chuyên môn:
- Vận dụng được các kiến thức về phát triển nông nghiệp, nông thôn để phân tích đánh giá các vấn đề phạm trù kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về nguyên lý kinh tế, quả̉n lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển, chính sách phát triển nông thôn, để quản lí nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội đặc biệt trong nông nghiệp - nông thôn - nông dân;
- Vận dụng được kiến thức nâng cao về phương pháp và các công cụ hiện đại trong nghiên cứu, phương pháp phân tích định lượng và đặc biệt là phương pháp định tính để tổ chức thực hiện nghiên cứu về phát triển nông thôn;
- Ứng dụng được kiến thức nâng cao về quản lí dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quản lí nguồn lực để thẩm định, triển khai thực hiện, phân tích đánh giá chương trình dự án phát triển nông thôn, quản lí tốt và bền vững nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn, quản lí hiệu quả môi trường trong nông nghiệp, nông thôn;
- Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về phát triển nông thôn và quản lí nguồn lực nông thôn, quản lí nông trại, tài chính, tín dụng để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong phát triển nông thôn;
- Vận dụng được kiến thức trong phát triển các hệ thống canh tác bền vững và các giải pháp quy hoạch phát triển trồng trọt, chăn nuôi trong từng bối cảnh cụ thể
- Phân tích, đánh giá, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn trong từng bối cảnh cụ thể.
- Hiểu và vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực phát triển nông thôn.
1.2. Kỹ năng
- Phát hiện ra các vấn đề trong nông nghiệp nông thôn để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Xây dựng, đánh giá chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và ngành nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Độc lập tư duy để phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất chính sách và giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn nói riêng và trong cuộc sống nói chung;
- Vận dụng được các phần mềm chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Sử dụng thành thạo phần mềm xử lý văn bản và phần mềm bảng tính ở mức nâng cao. Phân tích, lý giải được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Sử dụng được phần mềm quản trị CSDL để lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu một cách khoa học;
- Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc
tương đương.
1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Tự tin, chủ động, sáng tạo phát hiện và thực hiện các nghiên cứu cũng như giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và đề xuất những sáng kiến có giá trị;
Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;
Chủ động xây dựng và thẩm định kế hoạch trong lĩnh vực phát triển nông thôn;
Viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;
Thích nghi tốt với môi trường làm việc năng động và có tính cạnh tranh cao;
Thích ứng tốt, có tinh thần hợp tác và tư duy về phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững;
Làm việc độc lập, phát triển làm việc nhóm, có kỹ năng quản lí lãnh đạo;
Lãnh đạo, điều hành, phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Lắng nghe, đánh giá, lựa chọn và phát huy được những ý kiến đóng góp có giá trị của tập thể trong quản lý và hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn.
2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH
2.1. Đối tượng đào tạo
Những người đã tốt nghiệp đại học đang làm việc ở khu vực nông thôn/quản lý phát triển nông thôn.
Tốt nghiệp đại học khối ngành nông - lâm - thủy sản, thủy lợi, tài nguyên và môi trường, phát triển nông thôn, khuyến nông, xã hội học, khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing nông nghiệp, ngân hàng nông nghiệp, tài chính nông thôn, bảo hiểm nông nghiệp, các ngành khác, đặc biệt là những ngành liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn.
2.2. Nguồn tuyển sinh
2.2.1. Ngành đúng và ngành phù hợp
Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế lâm nghiệp, Kinh tế thủy sản, Kinh tế thủy lợi; Kinh tế môi trường, Kinh tế tài nguyên.
Kinh doanh nông nghiệp, Marketing nông nghiệp, Bảo hiểm nông nghiệp, Tài chính - Tín dụng nông nghiệp, Kế toán nông nghiệp.
Phát triển nông thôn, Khuyến nông, Phát triển nông thôn & khuyến nông, Xã hội học nông thôn, Tín dụng nông thôn, Kinh tế nông thôn, Bảo hiểm nông thôn, Công nghiệp nông thôn, Công nghiệp nông thôn miền núi, Giao thông nông thôn.
Khối ngành kinh tế như Kinh tế, Quản lý kinh tế, Tài chính, Tín dụng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế xây dựng, Kinh tế giao thông, Kinh tế bảo hiểm, Thống kê, Thương mại, Tài chính - Kế toán, Tài chính - Tín dụng,…
Các ngành kỹ thuật nông - lâm - thủy sản - thủy lợi như Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, làm vườn; Công nghệ Rau - Hoa - Quả và cảnh quan, Giống, Di truyền, Công nghệ sinh học, Bảo quản chế biến nông sản, Công nghệ sau thu hoạch, Thú y, Chăn nuôi, Chăn nuôi - Thú y, Nuôi trồng thủy sản, Dâu Tằm, Nông hóa thổ nhưỡng, Khoa học đất, Khoa học cây trồng, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Nông học, Nông lâm kết hợp, Quản lý đất đai, Khoa học môi trường, Lâm nghiệp cộng đồng…
Các ngành thuộc lĩnh vực xã hội liên quan đến nông thôn như Lâm nghiệp xã hội, Luật, Luật kinh tế, Văn hóa quần chúng, Kinh tế chính trị, Khoa học quản lý, Quản lý xã hội, Luật học, Tư pháp và hành chính nhà nước, Báo chí, Khoa học xã hội và nhân văn,…
Các ngành kỹ thuật liên quan đên nông thôn như Công trình thủy lợi, Thủy nông, Thủy nông công trình điện, Xây dựng công trình, Giao thông vận tải.
2.2.2. Ngành gần
Gồm 2 nhóm:
Nhóm I: Ngân hàng, Hệ thống thông tin kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Tin học quản lý; các ngành thuộc lĩnh vực thông tin liên quan đến nông thôn như Tin học kinh tế, Tin học quản trị, Thông tin - Thư viện,….
Nhóm II: Còn lại các ngành khác.
Các học phần bổ túc gồm:
TT
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Nhóm I
|
Nhóm II
|
1
|
Nguyên lý kinh tế
|
3
|
x
|
x
|
2
|
Thống kê kinh tế xã hội
|
3
|
x
|
x
|
3
|
Phát triển nông thôn
|
3
|
x
|
x
|
4
|
Quản lý dự án phát triển
|
3
|
x
|
x
|
5
|
Chính sách phát triển
|
3
|
-
|
x
|
6
|
Phát triển cộng đồng
|
3
|
-
|
x
|
7
|
Kinh tế phát triển
|
3
|
-
|
x
|
2.3. Các môn thi tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp
2.3.1. Các môn thi tuyển sinh
Nguyên lý kinh tế, Phát triển nông thôn, tiếng Anh.
2.3.2. Điều kiện tốt nghiệp
Theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định hiện hành về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
3.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Tổng số 60 tín chỉ, thời gian đào tạo: 1,5 - 2 năm.
3.2. Cấu trúc chương trình đào tạo
TT
|
Mã HP
|
Tên học phần
|
Số TC
|
I
|
Học phần bắt buộc
|
30
|
1
|
ML06002
|
Triết học
|
4
|
2
|
SN06003
|
Ngoại ngữ
|
2
|
3
|
KT07078
|
Khoa học quản lý ứng dụng
|
2
|
4
|
KT07045
|
Quản lý phát triển nông thôn
|
3
|
5
|
KT07019
|
Kinh tế phát triển nâng cao
|
2
|
6
|
KT07046
|
Quản lý dự án phát triển nông thôn nâng cao
|
3
|
7
|
KT07047
|
Chính sách phát triển nông thôn
|
3
|
8
|
KT07077
|
Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn
|
2
|
9
|
KT07048
|
Quản lý kinh tế nông thôn
|
2
|
10
|
KT07049
|
Quản lý Tài nguyên và Môi trường
|
3
|
11
|
NH07084
|
Hệ thống canh tác bền vững
|
2
|
12
|
CN06021
|
Phát triển chăn nuôi bền vững
|
2
|
II
|
Học phần tự chọn (tối thiểu 18TC)
|
18/36
|
13
|
KT07092
|
Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội nâng cao
|
2
|
14
|
KT07050
|
Quản lý nguồn nhân lực nông thôn
|
2
|
15
|
KT07051
|
Phát triển cộng đồng nâng cao
|
2
|
16
|
KT07052
|
Các vấn đề giới trong phát triển nông thôn
|
2
|
17
|
KT07053
|
Phương pháp nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn
|
2
|
18
|
KT07054
|
Kỹ năng làm việc nhóm
|
2
|
19
|
KT07055
|
Quản lý tài chính nông thôn
|
2
|
20
|
KT07026
|
Kinh tế quốc tế nâng cao
|
2
|
21
|
KT06010
|
Nguyên lý kinh tế nâng cao
|
2
|
22
|
KT07056
|
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
|
2
|
23
|
KT07057
|
Nghiên cứu và đánh giá nông thôn
|
2
|
24
|
KT07096
|
Quản lý thông tin kinh tế
|
2
|
25
|
KT07059
|
Khảo sát thực tiễn mô hình nông thôn mới
|
2
|
26
|
KT07069
|
Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định nâng cao
|
2
|
27
|
KT07097
|
Đánh giá tác động
|
2
|
28
|
KT07091
|
Phát triển chuỗi giá trị
|
2
|
29
|
CN07032
|
Chuồng trại và quản lý chất thải cho chăn nuôi
|
2
|
30
|
NH07022
|
Quản lý cây trồng tổng hợp
|
2
|
III
|
Luận văn tốt nghiệp
|
12
|
31
|
KT07989
|
Luận văn thạc sĩ
|
12
|
|
|
Tổng
|
60
|