CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)
Mã số: 8 31 01 10
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
Giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
Quản lý kinh tế. Đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế định hướng nghiên cứu đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
1.1. Về kiến thức
- Hiểu, phân tích, đánh giá và củng cố được tri thức triết học cho hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ứng dụng được các tri thức của triết học vào thực tiễn đời sống;
- Vận dụng được nguyên lý kinh tế, khoa học quản lí để phân tích đánh giá các vấn đề phạm trù quản lí kinh tế xã hội và thể chế;
- Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế vi mô, vĩ mô, khoa học quản lí, lý thuyết phát triển, kinh tế phát triển, kinh tế lượng, phân tích chuối giá trị toàn cầu, đánh giá tác động, phân tích lợi ích chi phí, kinh tế tài chính, chính sách công để quản lí nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, hoạch định, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội cũng như dự báo các vấn đề kinh tế xã hội;
- Vận dụng được kiến thức nâng cao và các công cụ hiện đại trong nghiên cứu, phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện các dự án phát triển và các nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội;
- Ứng dụng được kiến thức nâng cao về quản lí chương trình dự án, chiến lược kế hoạch phát triển, quản lí nguồn lực, quản lí khoa học công nghệ để thẩm định, triển khai thực hiện, đánh giá chương trình dự án các cấp, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia và địa phương, quản lí tốt và bền vững các nguồn lực xã hội, quản lí hiệu quả môi trường;
- Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về marketing, chuỗi giá trị toàn cầu, thị trường, thương mại dịch vụ, quản lý khoa học công nghệ, quản lý nguồn lực nông nghiệp, quản lí nông trại, kinh tế tài chính, tín dụng để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong quản lí doanh nghiệp, quản lí thị trường, quản lí các rủi ro, điều hành quản lí sản xuất kinh doanh và thương mại quốc tế;
- Hiểu và vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế.
1.2. Về kỹ năng
- Phát hiện ra các vấn đề nghiên cứu kinh tế xã hội để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, quản lí kinh tế;
- Tổ chức thực hiện các nghiên cứu về xây dựng, đánh giá chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế xã hội;
- Độc lập tư duy và tầm nhìn chiến lược để phân tích, đánh giá, dự báo kinh tế và đề xuất chính sách và giải pháp trong lĩnh vực quản lí kinh tế;
- Tự học, tự tổ chức nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, quản lí kinh tế
xã hội;
- Viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;
- Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc
tương đương;
- Sử dụng thành thạo phần mềm xử lý văn bản và phần mềm bảng tính ở mức nâng cao. Phân tích, lý giải được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Sử dụng được phần mềm quản trị CSDL để lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu một cách khoa học;
- Hiểu và vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng.
1.3. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
- Tự tin, chủ động, sáng tạo phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế và đề xuất những sáng kiến có giá trị;
- Chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng;
- Có các phẩm chất nghề nghiệp: say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế xã hội;
- Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;
- Thực hiện tốt việc xây dựng, đánh giá chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế xã hội;
- Thích nghi tốt với môi trường làm việc năng động và có tính cạnh tranh cao;
- Làm việc độc lập, phát triển làm việc nhóm, có kỹ năng quản lí lãnh đạo;
- Lãnh đạo, điều hành, phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động về kinh tế và quản lý kinh tế;
- Lắng nghe, đánh giá, lựa chọn và phát huy được những ý kiến đóng góp có giá trị của tập thể trong quản lý và hoạt động về kinh tế và quản lý kinh tế;
- Có các phẩm chất đạo đức xã hội: tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.
2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH
2.1. Đối tượng đào tạo
Tốt nghiệp đại học khối ngành kinh tế, Quản trị-quản lý, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, các ngành kinh tế và quản lý tương đương khác, và các ngành khác đã có kết quả bổ sung kiến thức theo quy định.
2.2. Nguồn tuyển sinh
2.2.1. Ngành đúng, ngành phù hợp
Các chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế: Kinh tế, Quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế; Kinh tế đầu tư, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế nông lâm ngư, Kinh tế các ngành sản xuất - dịch vụ, Kinh tế thủy sản, Kinh tế xây dựng, Kinh tế và quản lý xây dựng, Kinh tế giao thông, Kinh tế bưu chính viến thông, Kinh tế vận tải, Kinh tế bảo hiểm; Kinh tế chính trị, Kinh tế thương mại, Kinh tế lao động, Kinh tế & quản lý công, Kinh tế tài nguyên và môi trường, Kinh tế tài nguyên môi trường.
Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Thương mại quốc tế; Kinh doanh nông nghiệp; Quản lý kinh tế các ngành sản xuất và dịch vụ, Quản trị kinh doanh xây dựng, Quản lý công nghiệp, Quản lý công thương, Thống kê, Thống kê kinh tế - xã hội, Thống kê kinh tế
2.2.2. Ngành gần
Gồm 3 nhóm:
Nhóm I : Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Kế toán doanh nghiệp, Bảo hiểm, Kiểm toán, Tài chính-tín dụng; Khoa học quản lý; Phát triển nông thôn; Quản lý nhà nước, Quản lý khoa học công nghệ, Quản lý thị trường; Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng; Luật Kinh tế; Hệ thống thông tin kinh tế.
Nhóm II : Hệ thống thông tin quản lý, Hành chính học; Luật, Luật quốc tế; Quản lý xây dựng, Quản lý đô thị; Quản lý giáo dục; Khuyến nông, Quản lý tài nguyên rừng, Quản lý nguồn lợi thủy sản; Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ chế biến nông sản; Bảo quản chế biến nông sản; Chăn nuôi, Nông học, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Lâm nghiệp, Lâm nghiệp đô thị, Lâm sinh, Thủy sản, nuôi trồng thủy sản, Thú y; Dịch vụ xã hội, Công tác xã hội; Kinh tế gia đình.
Nhóm III: Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Xã hội học, Địa lý học, Triết học, Văn hóa, Quan hệ công chúng, báo chí; Xây dựng Đảng và CQNN, quân sự, Công tác tổ chức; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn. Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Bất động sản; Công nghệ sinh học, Sinh học ứng dụng; Khoa học môi trường, Khoa học đất; Thống kê, toán ứng dụng; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Công thôn, Điện, CNKT điện, Hệ thống điện; Điện khí hoá mỏ; Khai thác mỏ, Qui hoạch vùng và đô thị, Qui hoạch đô thị; Xây dựng; Xây dựng cầu đường, Thiết kế thân tàu thủy, Thiết kế và sửa chữa máy tàu thủy, Kiến trúc công trình, Kiến trúc hạ tầng đô thị, công trình, Xây dựng công trình, Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Công nghiệp chế tạo máy, Cơ khí chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Điện-điện tử; Điện tử-viễn thông, Tự động hóa, Thiết kế máy; Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; Quản lý văn hóa, Kinh doanh xuất bản phẩm, Phát hành sách; Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Sư phạm, Ngữ văn, Thể dục thể thao, Điều dưỡng.
Các học phần bổ túc kiến thức
TT
|
Tên học phần
|
Số tín chỉ
|
Nhóm 1
|
Nhóm 2
|
Nhóm 3
|
1
|
Khoa học quản lý
|
3
|
x
|
x
|
x
|
2
|
Quản lý nhà nước về kinh tế
|
3
|
x
|
x
|
x
|
3
|
Quản lý dự án
|
3
|
x
|
x
|
x
|
4
|
Nguyên lý thống kê kinh tế
|
3
|
|
x
|
x
|
5
|
Chính sách công
|
3
|
|
x
|
x
|
6
|
Kinh tế phát triển
|
3
|
|
|
x
|
7
|
Kinh tế vi mô
|
3
|
|
|
x
|
8
|
Kinh tế vĩ mô
|
3
|
|
|
x
|
9
|
Kinh tế công cộng
|
3
|
|
|
x
|
10
|
Thị trường và giá cả
|
3
|
|
|
x
|
11
|
Kinh tế quốc tế
|
2
|
|
|
x
|
12
|
Kinh tế tài nguyên môi trường
|
3
|
|
|
x
|
2.3. Các môn thi tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp
2.3.1. Các môn thi tuyển sinh
Nguyên lý kinh tế, Khoa học quản lý, Tiếng Anh.
2.3.2. Điều kiện tốt nghiệp
Theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định hiện hành về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
3.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Tổng số 60 tín chỉ, thời gian đào tạo: 1,5 - 2 năm.
3.2. Cấu trúc chương trình đào tạo
TT
|
Mã HP
|
Tên học phần
|
Số TC
|
I
|
Học phần bắt buộc
|
30
|
1
|
ML06002
|
Triết học
|
4
|
2
|
SN06003
|
Tiếng Anh
|
2
|
3
|
KT06005
|
Kinh tế vi mô nâng cao cho quản lý
|
2
|
4
|
KT06007
|
Kinh tế vĩ mô nâng cao cho quản lý
|
2
|
5
|
KT06009
|
Kinh tế lượng nâng cao cho quản lý
|
2
|
6
|
KT07013
|
Phương pháp nghiên cứu cho quản lý
|
2
|
7
|
KT07014
|
Khoa học quản lý nâng cao
|
3
|
8
|
KT07015
|
Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao
|
2
|
9
|
KT07082
|
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
|
2
|
10
|
KT07019
|
Kinh tế phát triển nâng cao
|
2
|
11
|
KT07021
|
Chính sách công nâng cao
|
2
|
12
|
KT07049
|
Quản lý tài nguyên và Môi trường
|
3
|
13
|
KT07097
|
Đánh giá tác động
|
2
|
II
|
Học phần tự chọn (tổi thiểu 18 TC)
|
18/36
|
14
|
KT07092
|
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nâng cao
|
2
|
15
|
KT07041
|
Lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế - xã hội
|
2
|
16
|
KT07026
|
Kinh tế quốc tế nâng cao
|
2
|
17
|
KT07069
|
Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định nâng cao
|
2
|
18
|
KT07096
|
Quản lý thông tin kinh tế
|
2
|
19
|
KT07034
|
Kinh tế công cộng nâng cao
|
2
|
20
|
KT07037
|
Quản lý chương trình và dự án
|
2
|
21
|
KT07063
|
Quản lý khoa học công nghệ nâng cao
|
2
|
22
|
KT07085
|
Kinh tế đầu tư nâng cao
|
2
|
23
|
KQ07024
|
Marketing nông nghiệp nâng cao
|
2
|
24
|
KT07062
|
Kinh tế và Quản lý lao động nâng cao
|
2
|
25
|
KT07043
|
Quản lý kinh tế nông nghiệp
|
2
|
26
|
KT07044
|
Quản lý giá và thị trường
|
2
|
27
|
KT07091
|
Phát triển chuỗi giá trị
|
2
|
28
|
KT07093
|
Kinh tế tài chính nâng cao
|
2
|
29
|
KT07090
|
Phân tích chi phí lợi ích
|
2
|
30
|
KQ07036
|
Quản lý tài chính và đầu tư
|
2
|
III
|
Luận văn tốt nghiệp
|
12
|
31
|
KT07991
|
Luận văn thạc sĩ
|
12
|
|
|
Tổng
|
60
|