CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Thương mại điện tử có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử, năng động sáng tạo, có tinh thần khởi nghiệp đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng trong và ngoài nước; thích ứng với sự phát triển của ngành Thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập.
Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử:
- Có kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực Thương mại điện tử;
- Có kỹ năng nghề nghiệp, khả năng công nghệ thông tin trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và trong các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực Thương mại điện tử;
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề mới của thực tiễn, đóng góp vào những tiến bộ trong lĩnh vực Thương mại điện tử;
- Có năng lực học tập suốt đời, tự chủ và trách nhiệm, tuân thủ quy định và luật pháp, có tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp.
1.2. Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra
Sau khi hoàn tất chương trình,
sinh viên có thể
|
Chỉ báo đánh giá việc thực hiện
được chuẩn đầu ra
|
Kiến thức chung (của Học viện và của khối ngành)
|
CĐR 1: Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật, sinh thái, môi trường và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
1.1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường vào lĩnh vực thương mại
điện tử.
1.2.Áp dụng kiến thức kinh tế - chính trị -
xã hội, pháp luật vào lĩnh vực thương mại
điện tử.
1.3. Áp dụngsự hiểu biết về các vấn đề đương đại vào lĩnh vực thương mại điện tử.
|
Kiến thức chuyên môn
|
CĐR 2: Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về thương mại, quản trị, kinh doanh và công nghệ thông tin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh. vực.thương mại điện tử trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và trong các cơ quan, tổ chức.
|
2.1. Vận dụng các kiến thức về về quản trị, kinh doanh, marketing, thương mại vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
2.2. Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
CĐR 3: Đề xuất các giải pháp phục vụ ra quyết định của các bên liên quan trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
3.1. Nhận diện và phân tích vấn đề về thương mại điện tử trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và trong các cơ quan, tổ chức.
3.2. Đề xuất giải pháp hữu ích về thương mại điện tử cho các bên liên quan.
|
Kỹ năng chung
|
CĐR4. Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
4.1. Ứng xử phù hợp với các bên có liên quan trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
4.2. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và
các thiết bị đa phương tiện trong công việc chuyên môn.
4.3. Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
|
CĐR5. Làm việc nhóm và làm việc độc lập hiệu quả trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
5.1. Vận dụng hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để thực hiện nhiệm vụ và đạt mục tiêu đề ra.
5.2. Tổ chức và lãnh đạo nhóm làm việc đạt mục tiêu đề ra.
|
Kỹ năng chuyên môn
|
|
CĐR6. Thực hiện thành thạo các kỹ năng thu thập, phân tích thông tin phục vụ viết, trình bày báo cáo và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
6.1. Thực hiện thành thạo việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin trong lĩnh vực thương mại điện tử.
6.2. Thực hiện thành thạo việc viết, trình bày báo cáo dựa trên các thông tin được thu thập, phân tích nhằm giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
CĐR7. Vận dụng các nghiệp vụ chuyên môn để giải quyết các tình huống trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
7.1. Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
7.2. Xử lý thành thạo các tình huống trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
|
CĐR8. Thể hiện ý thức học tập suốt đời và tinh thần khởi nghiệp.
|
8.1. Thể hiện thói quen tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.
8.2. Đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp.
|
CĐR9. Tuân thủ pháp luật và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
|
9.1. Tuân thủ pháp luật khi thực hiện các công việc trong lĩnh vực thương mại điện tử.
9.2. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
|
Ghi chú: Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đối sánh với các chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; ngành Thương mại điện tử, chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại; ngành Thương mại điện tử, Trường Đại học Arkansas at Litter Rock, Mỹ; và ngành Thương mại điện tử, Trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc.
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
2.1. Lĩnh vực
Sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có khả năng làm việc ở các đơn vị và tổ chức trong các lĩnh vực sau đây:
- Kinh doanh;
- Marketing;
- Tài chính;
- Công nghệ thông tin;
- Hành chính nhân sự;
- Quản trị kinh doanh;
- Tự kinh doanh;
- Quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại điện tử;
- Đào tạo và nghiên cứu.
2.2. Vị trí
Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Thương mại điện tử, có thể đảm nhận các vị trí công việc đa dạng từ nhân viên, chuyên viên tới nhà quản lý các cấp sau:
- Nhà quản lý phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm;
- Chuyên viên Marketing online;
- Chuyên viên tư vấn phát triển hệ thống thương mại điện tử;
- Chuyên viên thương mại điện tử;
- Chuyên viên kinh doanh trực tuyến;
- Chuyên viên/nhân viên SEO;
- Nhân viên Strategy Planner (đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến định hướng của công ty hoặc một bộ phận nào đó;
- Nhà quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử;
- Nhân viên tư vấn giải pháp thương mại điện tử;
- Chuyên viên phân tích kinh doanh, hỗ trợ ra quyết định;
- Chuyên viên tư vấn chiến lược Quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử;
- Chuyên viên tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng;
- Chuyên gia, giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tại các viện và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; tư vấn viên về thương mại điện tử, ra quyết định khởi nghiệp…
2.3. Nơi làm việc
- Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở các cấp (thuế, hải quan…);
- Doanh nghiệp kinh doanh trên web; các doanh nghiệp logistics; các ngân hàng thương mại; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ marketing số; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử; các doanh nghiệp đầu tư và sở hữu trí tuệ ứng dụng thương mại điện tử; các doanh nghiệp có các bộ phận nghiên cứu và phát triển thương mại điện tử;
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận sử dụng thương mại điện tử;
- Các sàn thương mại điện tử, các shop bán hàng thông qua hình thức online;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp;
- Các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học - Các tập đoàn, doanh nghiệp, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính… thuộc khu vực công và tư của trong nước và quốc tế;
- Các tổ chức kinh tế - xã hội thuộc các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế có các hoạt động về tài chính…;
- Các sàn thương mại điện tử, các shop bán hàng thông qua hình thức online;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp.