NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có kiến thức chuyên môn sâu rộng; có kỹ năng nghề nghiệp tốt; có phẩm chất chính trị vững vàng; có lòng đam mê và đạo đức nghề nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, năng động, sáng tạo; có tinh thần khởi nghiệp nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành và sự phát triển bền vững của Việt Nam; đáp ứng các quy định của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học.
Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và môi trường sẽ:
MT1: Nắm vững kiến thức chuyên môn và tiếp cận được những vấn đề về lý thuyết, phương pháp luận trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường;
MT2: Vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường, các lĩnh vực liên quan, đóng góp cho sự phát triển của Ngành và sự phát triển bền vững của Việt Nam;
MT3: Định hướng tương lai rõ ràng, có lòng đam mê và đạo đức nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, thể hiện tinh thần khởi nghiệp và tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn thuộc lĩnh vực Quản lý Tài nguyên và môi trường.
1.2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
Chuẩn đầu ra
của CTĐT
|
Chỉ báo của CĐR
|
Mức theo thang Bloom
|
Kiến thức chung
|
|
|
CĐR1: Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật, sinh thái, môi trường và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.
|
1.1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.
1.2. Áp dụng kiến thức kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.
1.3. Áp dụngsự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.
|
Mức 3: Áp dụng
|
Kiến thức chung cho nhóm ngành
|
|
|
CĐR2: Áp dụng kiến thức để xây dựng dự án nghiên cứu trong lĩnh vực Quản lý Tài nguyên Môi trường.
|
2.1. Áp dụng kiến thức xây dựng dự án nghiên cứu trong công tác khắc phục và phòng chống suy thoái Tài nguyên và ô nhiễm Môi trường.
2.2. Áp dụng kiến thức xây dựng dự án nghiên cứu nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2.3. Áp dụng kiến thức xây dựng dự án nghiên cứu trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội theo các nguyên tắc phát triển bền vững.
|
Mức 3: Áp dụng
|
Kiến thức chuyên môn
|
|
|
CĐR3: Phân tích công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và môi trường để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
|
3.1. Phân tích công tác quản lý tài nguyên và môi trường để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
3.2: Phân tích tình hình sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
|
Mức 4: Phân tích
|
CĐR4: Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn Tài nguyên thiên nhiên và môi trường đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
|
4.1. Đề xuất giải pháp Quản lý nguồn Tài nguyên thiên nhiên đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
4.2. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
|
Mức độ 6: Sáng tạo
|
Kĩ năng chung
|
|
|
CĐR5: Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong lĩnh vực Quản lý Tài nguyên và môi trường
|
5.1. Ứng xử phù hợp với các bên có liên quan trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
5.2. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các thiết bị đa phương tiện trong công việc chuyên môn.
5.3. Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
|
Mức 3: Làm chính xác
|
Kĩ năng chuyên môn
|
|
|
CĐR6: Sử dụng các nghiệp vụ hành chính để phục vụ hiệu quả các hoạt động chuyên môn thuộc ngành Quản lý tài nguyên và môi trường.
|
6.1. Sử dụng hiệu quả các nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
6.2. Sử dụng thành thạo các công cụ quản lý hành chính trong lĩnh vực Quản lý tài nguyên và môi trường.
|
Mức 3: Làm chính xác
|
Tự chủ và trách nhiệm
|
|
|
CDR 7: Thích ứng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp, hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ và tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn thuộc lĩnh vực Quản lý tài nguyên và môi trường.
|
7.1. Thích ứng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, có đạo đức nghề nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn lĩnh vực Quản lý tài nguyên và môi trường.
7.2. Đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân thuộc lĩnh vực Quản lý tài nguyên và môi trường.
|
Mức 3: Nội tâm hóa
|
CĐR8: Thể hiện ý thức học tập suốt đời và tinh thần khởi nghiệp.
|
8.1. Thể hiện thói quen tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.
8.2. Đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp.
|
Mức 3: Nội tâm hoá
|
Ghi chú: Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đối sánh với các chương trình đào tạo trong và ngoài nước:
+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network);
+ Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Quản lý và bảo vệ môi trường Trường đại học California Polytechnic State University, Mỹ. (Địa chỉ web: https://nres.calpoly.edu/envm)
+ Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Quản lý môi trường và tài nguyên, Đại học University of Guelph, Canada. (Địa chỉ web: https://geg.uoguelph.ca/learing-outcomes-environment-resource-mangement)
+ Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Đại học Cần Thơ. (Địa chỉ Web: https://tuyensinh.ctu.edu.vn/chuan-dau-ra/677-quan-ly-tai-nguyen-va-moi-truong.html)
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
2.1. Lĩnh vực, vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có thể đảm nhận các vị trí như chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên, và cán bộ tư vấn tại các đơn vị:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Cục kiểm lâm, Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Viễn thám Quốc gia; Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam; Chi cục biển và hải đảo; Chi cục bảo vệ môi trường;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh thành phố;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp.
+ Cán bộ địa chính, môi trường, xây dựng cấp xã
+ Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Hội Khoa học đất; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Tài nguyên Môi trường; Vụ KHCN và Môi trường…
+ Tổng công ty Tài nguyên Môi trường, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), các công ty tư vấn về Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Phòng an toàn vệ sinh môi trường. Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu dự trữ sinh quyển, RAMSAR…
+ Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường:, WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI,...
+ Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch rừng, quy hoạch môi trường, trung tâm thông tin, quan trắc và dự báo, mô phỏng chất lượng môi trường, các khu bảo tồn.
+ Các cơ sở đào tạo về quản lý Tài nguyên, Môi trường.
+ Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường.
2.2. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học tốt nghiệp đại học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước thuộc các ngành và chuyên ngành sau:
+ Thạc sĩ Quản Lý Tài nguyên và Môi trường;
+ Thạc sĩ Môi trường, Khoa học Môi trường;
+ Thạc sĩ Quản Lý đất đai;
+ Thạc sĩ Khoa học đất
+ Thạc sĩ Kỹ thuật Tài nguyên nước;
+ Tiến sĩ Quản Lý Tài nguyên và Môi trường;
+ Tiến sĩ Môi trường
+ Tiến sĩ Kỹ thuật Tài nguyên nước;
+ Tiến sĩ Quản Lý đất đai;
+ Tiến sĩ Khoa học đất;