NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Quản lý đất đai trình độ đại học có kiến thức chuyên môn sâu, rộng; có kỹ năng nghề nghiệp tốt; có phẩm chất chính trị vững vàng; có lòng đam mê và đạo đức nghề nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, năng động, sáng tạo; có tinh thần khởi nghiệp nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành và sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai sẽ:
MT1: Có kiến thức chuyên môn sâu, rộng về lĩnh vực quản lý đất đai để giải quyết các vấn đề quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương;
MT2: Có kỹ năng nghề nghiệp tốt, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại, các nghiệp vụ hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai.
MT3: Có phẩm chất chính trị vững vàng; có lòng đam mê và đạo đức nghề nghiệp; có khả năng tự học tự nghiên cứu, năng động, sáng tạo; có tinh thần khởi nghiệp nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành và sự phát triển bền vững của Việt Nam.
1.2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
Chuẩn đầu ra của CTĐT
|
Chỉ báo của CĐR
|
Mức theo thang Bloom
|
Kiến thức chung
|
|
|
CĐR1: Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật, sinh thái, môi trường và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực quản lý đất đai.
|
1.1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường trong lĩnh vực quản lý đất đai
1.2. Áp dụng kiến thức kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai.
1.3. Áp dụngsự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực quản lý đất đai
|
Mức 3: Áp dụng
|
Kiến thức chung cho nhóm ngành
|
|
|
CĐR2: Áp dụng kiến thức để xây dựng dự án nghiên cứu trong lĩnh vực Quản lý đất đai.
|
2.1. Áp dụng kiến thức xây dựng dự án nghiên cứu trong công tác đo đạc, lập bản đồ, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và bất động sản.
2.2. Áp dụng kiến thức xây dựng dự án nghiên cứu trong công tác đăng ký thống kê đất đai, quy hoạch và tài chính đất đai.
2.3. Áp dụng kiến thức xây dựng dự án nghiên cứu trong công tác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước.
|
Mức 3: Áp dụng
|
Kiến thức chuyên môn
|
|
|
CĐR3: Phân tích công tác quản lý và sử dụng đất để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
|
3.1. Phân tích công tác quản lý nhà nước về đất đai theo luật đất đai để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
3.2. Phân tích công tác sử dụng đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
|
Mức 4: Phân tích
|
CĐR4: Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
|
4.1. Đề xuất giải pháp quản lý đất đai đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
4.2. Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
|
Mức độ 6: Sáng tạo
|
Kĩ năng chung
|
|
|
CĐR5: Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong lĩnh vực Quản lý đất đai.
|
5.1. Ứng xử phù hợp với các bên có liên quan trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
5.2. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các thiết bị đa phương tiện trong công việc chuyên môn.
5.3. Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
|
Mức 3: Làm chính xác
|
Kĩ năng chuyên môn
|
|
|
CĐR6: Sử dụng các nghiệp vụ hành chính để phục vụ hiệu quả các hoạt động chuyên môn thuộc ngành Quản lý đất đai.
|
6.1. Sử dụng hiệu quả các nghiệp vụ hành chính trong công tác đo đạc, lập bản đồ, xây dựng hệ thống thông tin đất đai và bất động sản.
6.2. Sử dụng hiệu quả các nghiệp vụ hành chính trong công tác đăng ký, thống kê đất đai, quy hoạch, tài chính đất đai, sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước.
|
Mức 3: Làm chính xác
|
Tự chủ và trách nhiệm
|
|
|
CĐR7: Thích ứng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, năng động, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp, hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ và tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý đất đai.
|
7.1. Thích ứng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, năng động, sáng tạo trong điều kiện làm việc thay đổi, có đạo đức nghề nghiệp, hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai.
7.2. Đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai.
|
Mức 3: Nội tâm hoá
|
CĐR8: Thể hiện ý thức học tập suốt đời và tinh thần khởi nghiệp.
|
8.1. Thể hiện thói quen tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.
8.2. Đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp.
|
Mức 3: Nội tâm hoá
|
Ghi chú: Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đối sánh với các chương trình đào tạo trong và ngoài nước:
+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network);
+ Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai, trường Đại học FengChia, Đài Loan (https://lm.fcu.edu.tw/20210806ug00/ );
+ Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên đất và nước, trường Đại học Wageningen University, Hà Lan (https://www.wur.nl/bil );
+ Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên đất đai, trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, Trung Quốc (Website: https://bksy.hzau.edu.cn/jxzy/zysz/pyfa.htm).
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
2.1. Lĩnh vực, vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai có thể đảm nhận các vị trí công tác chuyên viên, cán bộ tư vấn và giảng viên như sau:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ xây dựng;
+ Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hội Trắc địa bản đồ viễn thám Việt Nam; Cục Viễn thám Quốc gia; Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn…
+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố, Sở Tài chính;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng các quận, huyện, thị xã.
+ Công chức Địa chính - Xây dựng tại các xã, phường, thị trấn;
+ Tổng công ty Tài nguyên Môi trường, các công ty đo đạc thành lập bản đồ;
+ Các ngân hàng, tổ chức tín dụng;
+ Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng;
+ Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản;
+ Giảng viên ngành Quản lý đất đai tại các trường Đại học.
+ Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực Quản lý đất đai, Tài nguyên và Môi trường
2.2. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước thuộc các ngành và chuyên ngành sau:
+ Thạc sĩ Quản lý đất đai;
+ Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường;
+ Thạc sĩ Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Bản đồ - Viễn thám và GIS;
+ Tiến sĩ Quản lý đất đai;
+ Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường;
+ Tiến sĩ Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Bản đồ - Viễn thám và GIS.