NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực ngành khoa học đất với kiến thức lý thuyết và thực tiễn tốt, kỹ năng chuyên môn vững vàng, có đạo đức và lòng đam mê nghề nghiệp, có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, sáng tạo và sẵn sàng khởi nghiệp, đóng góp tích cực vào mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và phát triển bền vững nền nông nghiệp của đất nước.
Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học đất sẽ:
MT1: Nắm vững kiến thức chuyên môn và thực tiễn, tiếp cận được những vấn đề về lý thuyết, phương pháp luận trong lĩnh vực Khoa học đất;
MT2: Vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn và khởi nghiệp trong lĩnh vực Khoa học đất và các lĩnh vực liên quan, đóng góp vào việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp;
MT3: Có lòng đam mê và đạo đức nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tự định hướng tương lai thích ứng với điều kiện phát triển cụ thể của ngành và đất nước.
1.2. Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra của CTĐT
|
Chỉ báo của CĐR
|
Mức theo thang Bloom
|
Kiến thức chung
|
|
|
CĐR1: CĐR1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật, sinh thái, môi trường và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Khoa học đất.
|
1.1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường trong lĩnh vực Khoa học đất
1.2.Áp dụng kiến thức kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật trong lĩnh vực Khoa học đất.
1.3. Áp dụngsự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Khoa học đất.
|
Mức 3: Áp dụng
|
Kiến thức chung cho nhóm ngành
|
|
|
CĐR2: Áp dụng kiến thức hóa phân tích, thổ nhưỡng và phương pháp nghiên cứu khoa học vào lĩnh vực Khoa học đất.
|
2.1. Áp dụng kiến thức hóa phân tích vào lĩnh vực Khoa học đất.
2.2. Áp dụng kiến thức thổ nhưỡng vào lĩnh vực sử dụng và cải tạo đất.
2.3. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào lĩnh vực Khoa học đất.
|
Mức 3: Áp dụng
|
Kiến thức chuyên môn
|
|
|
CĐR3: Phân tích thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các hợp phần trong hệ sinh thái đất để thực hiện các nhiệm vụ của ngành khoa học đất, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
|
3.1. Phân tích các đặc tính lý, hoá, sinh học đất để thực hiện các nhiệm vụ của ngành khoa học đất
3.2. Phân tích các quá trình phát sinh, chuyển hóa trong đất để thực hiện các nhiệm vụ của ngành khoa học đất, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
3.3. Phân tích mối quan hệ đất - nước - dinh dưỡng - cây trồng, tiềm năng đất đai để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.
|
Mức 4: Phân tích
|
CĐR4: Đề xuất các giải pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng các yêu cầu về phát triển nông nghiệp bền vững.
|
4.1. Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đáp ứng các yêu cầu về phát triển nông nghiệp bền vững.
4.2. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững
|
Mức độ 6: Sáng tạo
|
Kĩ năng chung
|
|
|
CĐR5: Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong lĩnh vực Khoa học đất;
|
5.1. Ứng xử phù hợp với các bên có liên quan trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
5.2. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các thiết bị đa phương tiện trong công việc chuyên môn.
5.3. Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
|
Mức 3: Làm chính xác
|
Kĩ năng chuyên môn
|
|
|
CĐR6: TRiển khai hiệu quả hoạt động điều tra, thu thập, xử lý thông tin để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Khoa học đất;
|
6.1 Triển khai hiệu quả hoạt động điều tra, thu thập thông tin trong việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Khoa học đất;
6.2. Vận dụng hiệu quả kỹ năng xử lý thông tin phục vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Khoa học đất
|
Mức 3: Làm chính xác
|
CĐR7: Vận dụng thành thạo quy trình và thiết bị chuyên ngành phục vụ hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực Khoa học đất;
|
7.1. Thực hiện đúng các quy trình phân tích, thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng ruộng phục vụ giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học đất;
7.2. Sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên ngành phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực khoa học đất;
|
|
Tự chủ và trách nhiệm
|
|
|
CĐR8: Thích ứng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp, hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ và tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học đất.
|
8.1. Thích ứng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, có đạo đức nghề nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
8.2. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngành lĩnh vực khoa học đất.
8.3. Đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân thuộc lĩnh vực khoa học đất.
|
Mức 3: Nội tâm hoá
|
CĐR9: Thể hiện ý thức học tập suốt đời và tinh thần khởi nghiệp.
|
9.1. Thể hiện thói quen tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.
9.2. Đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp.
|
Mức 3: Nội tâm hoá
|
Ghi chú: Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đối sánh với các chương trình đào tạo trong và ngoài nước:
+ CTĐT: Khoa học đất , chuyên ngành Quản lý đất và công nghệ phân bón. Nước: Việt Nam. Website link: https://www.ctu.edu.vn/dao-tao/ctdt-dai-hoc.html
+ CTĐT: Crop and Soil Science. Nước: Mỹ. Website link: https://catalog.ncsu.edu/undergraduate/ agriculture-life-sciences/crop-soil-sciences/crop-soil-sciences-bs-soil-science/
+ CTĐT: Environmental Soil science. Nước: Mỹ. Website link: https://catalog.uidaho.edu/colleges-related-units/agricultural-life-sciences/soil-water-systems/environmental-soil-science-bssws/#learningoutcomestext
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
2.1. Lĩnh vực, vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học đất có thể đảm nhận các vị trí như giảng viên, cán bộ tư vấn và chuyên viên như sau:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố;
+ Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh/ thành phố
+ Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu có lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến khoa học đất;
+ Giáo viên giảng dạy các môn học về nông hóa, khoa học đất của các cấp học phù hợp theo quy định tại các trường đại học, trung cấp nông nghiệp, Tài nguyên môi trường;
+ Kỹ thuật viên phân tích tại các phòng phân tích đất, nước, phân bón và môi trường.
+ Các doanh nghiệp về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, Khoa học đất, Phân bón
+ Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực Khoa học đất, phân bón, Tài nguyên và Môi trường.
2.2. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học tốt nghiệp đại học ngành Khoa học đất có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước thuộc các ngành và chuyên ngành sau:
+ Thạc sĩ ngành Khoa học đất, Nông hóa - Thổ nhưỡng, Hóa nông nghiệp;
+ Thạc sĩ ngành Quản lý đất đai;
+ Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường;
+ Tiến sĩ ngành Khoa học Đất;
+ Tiến sĩ ngành Quản lý đất đai;
+ Tiến sĩ ngành Khoa học Môi trường.