CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
(BUSINESS MANAGEMENT)
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung
Chương trình này nhằm cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị kinh doanh. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có tư duy nghiên cứu độc lập, năng động, sáng tạo; phát hiện, giải quyết những vấn đề, thách thức mới trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; có khả năng làm việc hiệu quả tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh sẽ:
MT1: Có kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn về quản trị kinh doanh trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
MT2: Có khả năng đề xuất giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh;
MT3: Có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp tốt, năng động và sáng tạo; có ý thức học tập suốt đời, tinh thần khởi nghiệp và khả năng hội nhập; phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên viên, chuyên gia, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, doanh nhân trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
1.2. Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra
Sau khi hoàn tất chương trình,
sinh viên có thể
|
Chỉ báo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
|
Kiến thức chung
|
CĐR 1: Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật, sinh thái, môi trường và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
1.1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
1.2. Áp dụng kiến thức kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
1.3. Áp dụng sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
CĐR 2: Vận dụng các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh để giải quyết các vấn đề chuyên
môn trong lĩnh vực quản trị
kinh doanh.
|
2.1. Vận dụng các kiến thức cơ bản về quản trị để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực quản trị
kinh doanh.
2.2. Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh doanh để
giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
Kiến thức chuyên môn
|
CĐR3: Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh và kế toán để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
3.1. Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
3.2. Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về kế toán để
giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực quản trị
kinh doanh.
|
CĐR4: Đề xuất giải pháp trong hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp.
|
4.1. Tổng hợp kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh trong hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp.
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp.
|
Kỹ năng chung
|
CĐR5: Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và ngoại
ngữ trong lĩnh vực quản trị
kinh doanh.
|
5.1. Ứng xử phù hợp với các bên có liên quan trong
môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa,
đa ngôn ngữ.
5.2. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các thiết bị đa phương tiện trong công việc chuyên môn.
5.3. Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
|
CĐR6: Làm việc nhóm và làm việc độc lập hiệu quả trong vai trò là lãnh đạo hay thành viên.
|
6.1 Phối hợp làm việc nhóm hiệu quả trong tổ chức và doanh nghiệp.
6.2. Xây dựng tinh thần làm việc nhóm hiệu quả trong tổ chức và doanh nghiệp.
6.3. Xây dựng kỹ năng làm việc độc lập hiệu quả trong tổ chức và doanh nghiệp.
|
Kỹ năng chuyên môn
|
CĐR7: Phân tích thông tin phục vụ viết, trình bày báo cáo và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
7.1. Thực hiện thành thạo việc thu thập, xử lý
và phân tích thông tin trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
7.2. Thực hiện thành thạo việc viết, trình bày báo cáo dựa trên các thông tin được thu thập, phân tích nhằm giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
CĐR8: Vận dụng các nghiệp vụ chuyên môn để giải quyết các tình huống trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
8.1. Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
8.2. Kiểm tra để giải quyết các tình huống trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
|
CĐR9: Thể hiện ý thức học tập suốt đời và tinh thần khởi nghiệp.
|
9.1. Thể hiện thói quen tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.
9.2. Đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp.
|
CĐR10: Thể hiện tính chủ động, có trách nhiệm trong công việc được giao, tuân thủ pháp luật, quy tắc và đạo đức nghề nghiệp.
|
10.1. Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.
10.2. Tuân thủ pháp luật, quy tắc và đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
|
Ghi chú: Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đối sánh với các chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Thương mại; Trường Universiti Teknologi Malaysia (UTM), Malaysia; và Trường North American University, Hoa Kỳ.
2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP SAU KHI TỐT NGHIỆP
2.1. Lĩnh vực
- Kinh doanh;
- Marketing;
- Tài chính;
- Hành chính nhân sự;
- Quản trị kinh doanh;
- Tự kinh doanh;
- Quản lý nhà nước về kinh doanh;
- Đào tạo và nghiên cứu.
2.2. Vị trí
Đảm nhận các vị trí công việc đa dạng từ nhân viên, chuyên viên tới nhà quản lý các
cấp sau:
- Chuyên viên/Nhân viên phụ trách công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, bán hàng, marketing, tài chính, kế hoạch - sản xuất, xây dựng chiến lược, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác xuất nhập khẩu…;
- Nhà quản trị các cấp như: Trưởng/Phó bộ phận, phòng ban chức năng, Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc nhân sự (CHRO), Giám đốc Marketing (CMO) hoặc Giám đốc điều hành quốc gia và khu vực (CEO);
- Cán bộ, công chức, chuyên viên trong các cơ quan nhà nước;
- Giảng viên tại các trường đại học và cơ sở đào tạo; Nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
2.3. Nơi làm việc
- Các doanh nghiệp/tập đoàn trong nước, liên doanh hoặc nước ngoài;
- Các cơ quan nhà nước: Ủy ban nhân dân cấp xã/huyện/tỉnh; Các Sở/ Bộ ban ngành như Bộ tài chính; Bộ tài nguyên và môi trường; Bộ lao động thương binh và xã hội; Bộ Nông nghiệp…; Cơ quan kiểm toán nhà nước; Cơ quan chứng khoán nhà nước; Các ngân hàng; Kho bạc nhà nước và các địa phương; Cơ quan thuế các cấp từ chi cục đến Tổng cục;
- Các cơ sở đào tạo, trường đại học; Viện nghiên cứu có lĩnh vực quản trị kinh doanh.
2.4. Cơ Hội Học Tập Sau Khi Tốt Nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, người tốt nghiệp có thể tiếp tục nghiên cứu và học tập các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh, kế toán và các ngành liên quan khác ở trong và ngoài nước.