CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ sinh học, để thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đáp ứng được yêu cầu công việc; có đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu nghề, năng động, sáng tạo và khả năng hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học sẽ có:
Kiến thức: Có kiến thức chuyên môn để tổ chức, triển khai, quản lý hoạt động trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm, tư vấn kỹ thuật, quản lý, kinh doanh các sản phẩm về công nghệ sinh học.
Kỹ năng: có kỹ năng tổ chức, triển khai, quản lý hoạt động nghiên cứu sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học; nghiên cứu và sáng tạo, lãnh đạo các nhóm chuyên ngành, liên ngành thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn để đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghệ sinh học Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Đạo đức và trách nhiệm: Không ngừng học tập để nâng cao năng lực nghề nghiệp, thể hiện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện trách nhiệm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và bảo vệ môi trường.
1.2. Chuẩn đầu ra
CĐR của CTĐT
|
Chỉ báo của CĐR
|
Kiến thức chung
|
|
CĐR1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật, sinh thái, môi trường và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực công nghệ sinh học
|
1.1. Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường trong lĩnh vực công nghệ sinh học
1.2.Áp dụng kiến thức kinh tế - chính trị - xã hội, pháp luật trong lĩnh vực công nghệ sinh học
1.3 Áp dụngsự hiểu biết về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực công nghệ sinh học
|
CĐR2. Áp dụng các kiến thức nhóm ngành trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học
|
2.1. Áp dụng các kiến thức sinh học, hóa sinh, thực vật học, xác suất thống kê trong nghiên cứu lĩnh vực công nghệ sinh học
2.2 Áp dụng các kiến thức sinh học, hóa sinh, thực vật học, toán xác suất thống kê trong giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ sinh học
|
Kiến thức chuyên môn
|
CĐR 3. Vận dụng kiến thức chuyên môn trong nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học
|
3.1 Vận dụng phù hợp kiến thức chuyên môn để thực hiện hiệu quả các nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học
3.2 Vận dụng phù hợp kiến thức chuyên môn để sản xuất hiệu quả các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học
3.3 Vận dụng phù hợp kiến thức chuyên môn để thực hiện hiệu quả chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học
|
CĐR4. Đề xuất ý tưởngsản phẩm và mô hình công nghệ sinh học
|
4.1 Đề xuất ý tưởng sản phẩm công nghệ sinh học dựa trên nền tảng kiến thức chuyên môn và phân tích nhu cầu xã hội.
4.2 Đề xuất ý tưởng phát triển mô hình công nghệ sinh học dựa trên nền tảng kiến thức chuyên môn và phân tích nhu cầu xã hội.
|
Kĩ năng chung
|
CĐR5. Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong lĩnh vực công nghệ sinh học
|
5.1. Ứng xử phù hợp với các bên có liên quan trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
5.2. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các thiết bị đa phương tiện trong công việc chuyên môn.
5.3. Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
|
CĐR6. Vận dụngtư duy phản biện sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập vào giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học một cách hiệu quả.
|
6.1 Vận dụngtư duy phản biện và sáng tạo vào giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học một cách hiệu quả.
6.2. Vận dụng khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập vào giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học một cách hiệu quả.
|
Kĩ năng chuyên môn
|
CĐR7. Thực hiệnthành thạo các qui trình kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học
|
7.1 Thực hiệnthành thạo các qui trình kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học động vật
7.2. Thực hiệnthành thạo các qui trình kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật
7.3. Thực hiệnthành thạo các qui trình kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ vi sinh
|
CĐR8. Phối hợp các kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học và trong giải quyết các vấn đề của thực tiễn nghề nghiệp.
|
8.1 Phối hợpcác kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học
8.2. Phối hợp các kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong giải quyết các vấn đề của thực tiễn nghề nghiệp
|
Tự chủ và trách nhiệm
|
CĐR9. Thể hiện ý thức học tập suốt đời và tinh thần khởi nghiệp.
|
9.1. Thể hiện thói quen tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.
9.2. Đề xuất xuất các ý tưởng khởi nghiệp.
|
CĐR10. Tuân thủluật pháp, các nguyên tắc về an toàn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và quy định về nâng cao sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường.
|
10.1. Tuân thủluật pháp về công nghệ sinh học
10.2 Tuân thủ các nguyên tắc về an toàn nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
10.3 Giữ gìnđạo đức nghề nghiệp, thực hiện trách nhiệm nâng cao sức khỏe cho con người và bảo vệ môi trường
|
* Ghi chú: Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đối sánh với các chương trình đào tạo ngành gần của các CTĐT đại học trong nước:
+ Công nghệ sinh học trình độ đại học của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Việt Nam
CĐR được lựa chọn đối sánh với CĐR chương trình đào tạo ngành đúng của các CTĐT đại học quốc tế:
+ CNSH của trường đại học UC Davis, Mỹ
+ CNSH của trường đại học Northeastern, Mỹ.
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
2.1. Lĩnh vực
· Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chăn nuôi cây trồng, vật nuôi, phát triển vắc xin cho vật nuôi, chế biến bảo quản thực phẩm, chế phẩm bảo vệ môi trường,…
· Y tế: Các trung tâm phân tích, xét nghiệm, chẩn đoán, vắc xin, trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện.
· Lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo, nghiên cứu Khoa học: Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, bệnh viện;
· Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lý chất lượng, kiểm định tại các đơn vị sản xuất có liên quan đến CNSH;
· Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan tới sinh học và công nghệ sinh học như các cơ quan công an, quân đội và các cơ quan Chính phủ (Sở, phòng KHCN, …).
· Khởi nghiệp.
2.2. Vị trí
· Cán bộ sản xuất kinh doanh liên quan đến Công nghệ sinh học (Nông nghiệp, Y tế, môi trường…).
· Nghiên cứu viên, giáo viên
· Tự khởi nghiệp
· Ngành nghề khác: giáo dục, nhân viên kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và vật tư công nghệ sinh học…
Căn cứ theo QĐ số 3566/QĐ-HVN ngày 18 tháng 07 năm 2024 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc phê duyệt đề án Chuẩn trình độ Công nghệ thông tin Học viện Nông nghiệp Việt Nam áp dụng cho sinh viên đại học từ khóa K69: